Bạn muốn tìm hiểu về các điều kiện để kinh doanh vận tải đường ống tại Việt Nam? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Các điều kiện kinh doanh vận tải đường ống hiện nay và các yêu cầu cần đáp ứng để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này.
1. Kinh doanh vận tải đường ống là gì?
Kinh doanh vận tải đường ống là hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chất lỏng hoặc khí đốt qua hệ thống đường ống được xây dựng và lắp đặt chuyên dụng. Hệ thống này bao gồm các đường ống, trạm bơm, trạm nén, van, thiết bị đo lường và kiểm soát…
2. Các điều kiện kinh doanh vận tải đường ống hiện nay
Vận tải đường ống là một phương thức vận tải đặc biệt, có liên quan đến logistics do đó, để kinh doanh vận tải đường ống thì cần thỏa mãn các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
– Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
– Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
– Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.
3. Ưu điểm, nhược điểm vận tải đường ống
Ưu điểm
- Hình thức vận tải đường ống có thể kết hợp cùng lúc thiết kế và xây dựng các tuyến đường vận tải đường bộ, vận tải đường sắt hay vận tải đường thủy.
- So với các phương thức vận tải khác, phương thức vận tải bằng đường ống thường có khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển hàng hóa đặc biệt là các chất lỏng, đây cũng là ưu điểm lớn giải quyết vấn đề vận chuyển chất lỏng gây nguy hiểm trên đường bộ, đường sắt,…
- Phương thức vận tải đường ống cắt giảm khâu đóng gói hàng hóa trước khi vận chuyển, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, các công cụ thiết bị đóng gói.
- Hệ thống đường ống được thiết kế xây dựng ngầm dưới đất, dưới biển cố định, không gây trở ngại cho các phương thức giao thông khác.
- Nhờ cắt giảm bước đóng gói hàng hóa, những mặt hàng vận chuyển qua đường ống nước như chất lỏng, khí cũng giảm bớt được tối đa những tổn thất, mất mát và hao hụt trên chặng đường di chuyển.
- Nhờ phương thức vận tải đường ống, các chất lỏng khí ở khu vực khó khai thác, vùng sâu vùng xa, nơi có địa hình phức tạp vẫn có thể vận chuyển dễ dàng.
- Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không chiếm quá nhiều diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.
Nhược điểm
- Phương thức vận tải này chuyên dụng cho các loại hàng hóa đặc thù như chất lỏng, khí, những hàng hóa chất rắn có khối lượng và kích thước lớn thường không được vận chuyển bằng phương thức này.
- Hệ thống giao thông đường ống muốn hoàn thiện xuyên quốc gia cần đầu tư với chi phí lớn, các khu vực trạm bơm thủy lực cũng cần được bổ sung với mức chi phí không hệ nhỏ.
- Hệ thống vận tải đường ống thường nối liền các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, đi qua những địa hình phức tạp và có tính chất nối liền nên rất khó để kiểm soát an toàn, kiểm tra an ninh, chỉ cần một lỗ hổng nhỏ có thể khiến hàng hóa thất thoát trữ lượng rất lớn.
4. Mọi người cũng hỏi
Kinh doanh vận tải đường ống chỉ dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
Cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có thể tham gia kinh doanh vận tải đường ống, miễn là đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Vận tải đường ống chỉ dùng để vận chuyển dầu khí.
Mặc dù dầu khí là hàng hóa phổ biến được vận chuyển bằng đường ống, nhưng vận tải đường ống còn được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác như nước, khí đốt, hóa chất, sản phẩm dầu mỏ…
Việc xây dựng đường ống không cần phải xin phép các cơ quan nhà nước.
Việc xây dựng đường ống liên quan đến nhiều vấn đề như quy hoạch, an toàn, môi trường nên đòi hỏi phải có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Các điều kiện kinh doanh vận tải đường ống hiện nay. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đền nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com