Kinh doanh vận tải hàng không là một lĩnh vực đầy thách thức và cũng rất hứa hẹn trong ngành công nghiệp vận tải hiện đại. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực này và thành công, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ một loạt các điều kiện và thực hiện các thủ tục quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Kinh doanh vận tải hàng không là gì?
Kinh doanh vận tải hàng không là hoạt động sử dụng máy bay để vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.
- Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không theo quy định
Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 89/2019 NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.
2. Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.
3. Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.
3. Các điều kiện khác về kinh doanh vận tải hàng không
3.1. Vốn pháp định
– Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
– Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
* Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
* Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải đáp ứng các điều kiện:
– Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
– Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
– Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
3.2. Điều lệ vận chuyển
3.3. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
– Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
– Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
– Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
– Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
– Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không
1. Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 15/2024);
2. Bản chính văn bản xác nhận vốn;
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, Hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2016/NĐ-CP;
5. Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay (Tham khảo mẫu Hợp đồng thuê tài sản);
6. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên.
5. Các câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp nào được phép kinh doanh vận tải hàng không?
Theo quy định hiện hành, chỉ có các doanh nghiệp sau đây được phép kinh doanh vận tải hàng không:
-
Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không.
-
Doanh nghiệp cổ phần: Doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
-
Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không?
Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không:
- Hồ sơ nộp phải đầy đủ, chính xác và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Nộp hồ sơ đúng thẩm quyền.
- Nộp hồ sơ đúng thời hạn.
- Kê khai đầy đủ các khoản thu phí, lệ phí theo quy định.
Kinh doanh vận tải hàng không là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều điều kiện về pháp lý, kỹ thuật và năng lực tài chính. Doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Pháp Lý Xe xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không theo quy định.