Cách tính tải trọng xe nâng như thế nào?

Xe nâng là một thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp, logistics và kho bãi, giúp nâng hạ và di chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn. Việc hiểu rõ cách tính tải trọng xe nâng như thế nào? là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và bảo vệ thiết bị. Bài viết này Pháp lý xe sẽ hướng dẫn bạn cách tính tải trọng xe nâng, các quy định liên quan và giải đáp những câu hỏi thường gặp.

cách tính tải trọng xe nâng
cách tính tải trọng xe nâng

1. Khái niệm tâm tải trọng xe nâng 

Xe nâng là thiết bị công nghiệp được sử dụng để nâng, hạ và di chuyển hàng hóa trong kho bãi, nhà xưởng, cảng biển và công trường. Xe nâng có nhiều loại như xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng tay, xe nâng động cơ và có tải trọng nâng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Xe nâng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và công sức lao động, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa nặng.

Tâm tải trọng xe nâng hàng là một thông số cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn và vận hành xe nâng. Muốn sử dụng được xe nâng thì người sử dụng phải hiểu được các thông số kỹ thuật của xe. Để tránh cho hàng hóa bị đổ hoặc bị lật thì phải hiểu được trọng tâm của hàng hóa, tâm tải trọng của xe nâng hàng, để khi nâng hạ, di chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả hơn. Tâm tải trọng là khoảng cách ngang từ mặt đứng của càng nâng đến trọng tâm của tải. Thông thường, tâm tải trọng là 500mm tính từ mặt thân càng và 600mm đối với xe nâng cỡ lớn từ 6 tấn trở lên. Trọng tâm hàng hóa là điểm đặt của trọng lượng hàng theo phương vuông góc mặt đất. Đối với các mặt hàng vận chuyển bằng xe nâng, hầu hết được đóng gói trong các pallet tiêu chuẩn, trọng lượng phân bố đều, vì vậy ở những trường hợp này chúng ta có thể lấy tâm tải trọng khối hàng bằng một nửa chiều dài khối hàng theo phương song song với càng xe nâng.

Ví dụ: Một pallet tiêu chuẩn kích thước 1200×1200 mm thì chúng ta sẽ lấy ½ chiều dài 1200 mm thì bằng 600 mm. Do đó 600 mm là tâm tải trọng của hàng hóa.

Một minh họa khác nếu là loại 1100×1200 thì cách tính tâm tải trọng hàng sẽ khác. Nếu chiều dài pallet song song với càng nâng là 1100, thì tâm tải hàng hóa là 550 mm. Nhưng nếu chiều dài pallet 1200mm song song với càng nâng thì tâm tải trọng hàng hóa lại là 600 mm.

Tuy nhiên do đặc thù của từng loại hàng hóa nên không phải lúc nào cũng là hình chữ nhật giống Pallet, nó có thể là hình trụ … thì lúc này chúng ta phải xem kỹ tâm tải hàng hóa để vận chuyển 1 cách an toàn hơn.

Ví dụ : Thông thường chúng ta có thể thấy thông số trên các xe như sau:

Xe nâng dầu 2500 – 3000kg – Tâm tải 500mm

Xe nâng dầu 7000 – 8000kg – Tâm tải 600mm

Tâm tải này được tính với các loại pallet tiêu chuẩn: 1000×1000, 1100×1100, 1200×1200, 1000×1200 (mm)…

Có nghĩa là ở mức tâm tải như thế này, với chiều cao nâng là 3 mét, xe nâng 3 tấn thì sẽ nâng được 3 tấn hàng, xe nâng 7 tấn thì sẽ nâng được 7 tấn hàng . 

Tuy nhiên, nếu bạn nâng hàng cồng kềnh hoặc nâng hàng quá dài thì tâm tải của xe sẽ phải tăng lên. VD: hàng nâng dài 2000mm thì tâm tải là 1000mm. Lúc này, sức nâng của xe giảm xuống, và có thể bị bênh đít xe nếu nâng quá nặng.

Do đó, trong nhiều trường hợp, mặc dù hàng nâng chỉ có 3000kg, nhưng vì hàng rất dài (VD: 2 mét), làm tăng tâm tải và làm giảm sức nâng thực tế của xe. Lúc đó, bạn cần cân nhắc nên đầu tư một chiếc xe 3.5 tấn ~ 4 tấn để đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ.

>>> Xem thêm bài viết Cách tính trọng tải xe container

2. Cách tính tải trọng xe nâng như thế nào?

Tải trọng của xe nâng được tính phụ thuộc vào hai yếu tố chính:

  • Trọng lượng hàng hóa
  • Tâm tải trọng (Load Center)

Cách tính tải trọng xe nâng dựa vào tâm tải trọng như sau:

MHàng hóa = MXe nâng

PHàng hóa x (L1 + L2) x (Hệ số an toàn) = PXe nâng x L3

Trong đó:

  • L1 = trọng tâm hàng hóa cần nâng
  • L2 = khoảng cách từ mép trong hàng hóa đến trục bánh xe trước
  • L3 = là khoảng cách từ trục trước đến trọng tâm xe nâng 3.5 tấn
  • PXe nâng = Trọng lượng xe nâng (kg)
  • Phàng hóa = Trọng lượng hàng hóa tối đa (kg)
  • Hệ số an toàn = Thường là 1.2

VD: Xe nâng 3.5 tấn TEU FD35T tâm tải 500mm nâng được 3.5 tấn với khối hàng 2000×2000 mm (tâm tải trọng hàng hóa 1000 mm). Với tâm tải trọng này xe nâng 3.5 tấn sẽ nâng được khối hàng nặng bao nhiêu kilogram trong phạm vi an toàn?

Trục bánh trước là điểm cân bằng lực, chúng ta sẽ có cách tính như sau:

P HÀNG HÓA = (P XE NÂNG  x L3)/1.2 x (L1 + L2)

P HÀNG HÓA = 4780 x 850 / 1.2 x (1000 + 475)

P HÀNG HÓA  = 2.295 KG

Như vậy với xe nâng 3.5 tấn chỉ có thể nâng được khối hàng nặng tối đa 2.3 tấn với tâm tải trọng hàng hóa 1000 mm.

cách tính tải trọng xe nâng
cách tính tải trọng xe nâng

3. Mức phạt vượt tải trọng xe 

Mức phạt xe quá tải mới nhất hiện nay được quy định tại Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP áp dụng từ 1/1/2025 xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Cụ thể:

  • Mức phạt quá tải 10% đến 30% đối với xe tải, 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Điểm a Khoản 2)
  • Mức phạt xe quá tải từ 30% đến 50%: Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (Khoản d Khoản 5)
  • Quá tải trên 50% đến 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. (Điểm b Khoản 6)
  • Mức phạt xe quá tải từ 100% đến 150%: Phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (Điểm a Khoản 7)
  • Mức phạt xe quá tải trên 150%: Phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. (Điểm a Khoản 8)

Chưa hết, không chỉ người điều khiển phương tiện mà chủ phương tiện cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

  • Xe có tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30%, xử phạt với cá nhân là 4.000.0006.000.000 VND, tổ chức bị xử phạt là 8.000.00012.000.000 VND (Theo Điểm e Khoản 7).
  • Xe có tỷ lệ quá tải trên 30% đến 50%, xử phạt với cá nhân là 10.000.00012.000.000 VND, tổ chức bị xử phạt là 20.000.00024.000.000 VND (Theo Điểm b Khoản 11).
  • Xe có tỷ lệ quá tải từ trên 50% đến 100%, xử phạt với cá nhân là 20.000.00026.000.000 VND, tổ chức bị xử phạt là 40.000.00052.000.000 VND. (Theo Điểm a Khoản 13).
  • Xe có tỷ lệ quá tải từ trên 100% đến 150%, xử phạt với cá nhân là 30.000.00040.000.000 VND, tổ chức bị xử phạt là 60.000.00080.000.000 VND. (Theo Khoản 15).
  • Xe có tỷ lệ quá tải trên 150%, xử phạt với cá nhân là 65.000.00075.000.000 VND, tổ chức bị xử phạt là 130.000.000150.000.000 VND. (Theo Điểm b Khoản 16).

Như vậy với các xe chở quá tải dưới 10% tải trọng xe sẽ không bị áp dụng mức phạt. Tuy nhiên các bác tài cũng nên lưu ý để chở đúng tải trọng xe, tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính bản thân nhé.

4. Câu hỏi thường gặp

Tâm tải trọng ảnh hưởng như thế nào khi vận hành xe nâng?
Tâm tải trọng là khoảng cách từ mặt đứng của càng nâng đến trọng tâm của tải. Để tránh cho hàng hóa bị đổ hoặc bị lật thì phải hiểu được trọng tâm của hàng hóa, tâm tải trọng của xe nâng hàng, để khi nâng hạ, di chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả hơn

Điều gì xảy ra nếu nâng hàng vượt quá tải trọng cho phép?
Nâng hàng vượt quá tải trọng có thể gây mất cân bằng, dẫn đến nguy cơ lật xe, hư hỏng thiết bị và gây tai nạn nghiêm trọng.

Làm thế nào để biết tải trọng tối đa của xe nâng?
Bạn có thể xem thông số kỹ thuật trên nhãn của xe nâng hoặc tham khảo hướng dẫn từ nhà sản xuất để biết tải trọng tối đa và tâm tải trọng tiêu chuẩn.

Việc nắm vững cách tính tải trọng và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nâng của xe nâng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công việc. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả về vấn đề Cách tính tải trọng xe nâng như thế nào? Luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra tải trọng trước khi vận hành để đảm bảo an toàn cho bạn và môi trường làm việc.

 

Bài viết liên quan