Trên các tuyến đường, chúng ta thường gặp các thiết bị kiểm soát tốc độ như máy bắn tốc độ. Tuy nhiên, ít người biết rõ về cách hoạt động của chúng. Vậy, máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về điều này trong phần dưới đây.
1. Bắn tốc độ là gì?
Có thể thấy rằng, đối với câu hỏi bắn tốc độ là gì – bạn hoàn toàn có thể hiểu đơn giản bắn tốc độ chính là công việc của CSGT. Họ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dùng này để có thể tính toán được tốc độ của xe trên một đoạn đường nhất định, sau khi đã xác định được phương tiện liệu có vi phạm về tốc độ hay không, thì thiết bị này còn có khả năng giúp cho CSGT ghi lại hình ảnh của đối tượng vi phạm đó.
Theo Nghị định 165/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thông thường các loại máy đo tốc độ có ghi hình ảnh này đều thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng hầu hết để giúp CSGT có thể phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, và an toàn giao thông đường bộ. CSGT hiện nay thường sử dụng súng bắn tốc độ tại các đoạn đường cao tốc – đây là nơi mà các chủ phương tiện thường không thể làm chủ được vận tốc của mình. Ngoài ra, trên các đoạn đường quốc lộ nơi có nhiều phương tiện tham gia giao thông cũng được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra tốc độ và tiến hành xử phạt.
2. Máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào?
Máy đo tốc độ bằng sóng radio
Trên máy đo tốc độ này có một radar hay còn gọi là hệ thống dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến. Radar phát ra một chùm sóng vô tuyến với tần số hoạt động xác định, theo Autoevolution.
Khi một ôtô tiến vào vùng sóng của radar, ngay lập tức một tín hiệu phản xạ điện từ dội lại. Đồng thời tần số sóng radio cũng thay đổi do khoảng cách tương đối giữa radar và xe thay đổi.
Mức độ tăng hay giảm của tần số sóng radio phụ thuộc vào tốc độ của xe chuyển động trong vùng sóng phát ra từ radar. Nếu tần số tăng, xe đang di chuyển về hướng người cầm máy bắn tốc độ và ngược lại, tần số giảm khi xe di chuyển ra xa người cầm máy. Việc xác định tốc độ của xe dựa vào hiệu ứng vật lý Doppler khi có thể xác định tốc độ chuyển động của một vật nhờ vào sự thay đổi tần số của nguồn sóng phát ra.
Máy đo tốc độ bằng tia laser
Máy đo tốc độ bằng tia laser tính toán thời gian phản hồi của ánh sáng từ lúc phát ra, tiếp xúc với vật thể di chuyển và dội ngược về máy. Loại máy này có thể phát ra chùm sáng trong 0,3-0,7 giây và “khóa” mục tiêu trong phạm vi 800 m.
Bằng cách thực hiện thao tác phát ra ánh sáng, thu thập dữ liệu liên tục trong thời gian ngắn, tốc độ của phương tiện đang di chuyển có thể được xác định.
Máy đo tốc độ là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho cảnh sát giúp phát hiện những trường hợp lái xe quá tốc độ quy định. Máy có thể được lắp đặt cố định trên đường, trên xe cảnh sát, di động kiểu cầm tay hoặc cảnh sát có thể ngụy trang khi làm nhiệm vụ.
3. Mức xử phạt khi điều khiển xe chạy quá tốc độ
Thứ nhất, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
Thứ hai,xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
Thứ ba, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
Thứ tư, xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
4. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Máy bắn tốc độ có chính xác không?
Trả lời: Đa số các máy bắn tốc độ hiện đại đều có độ chính xác cao, tuy nhiên, việc đảm bảo sự chính xác phụ thuộc vào việc lắp đặt đúng và bảo dưỡng định kỳ của thiết bị.
Câu hỏi 2: Máy bắn tốc độ có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết không?
Trả lời: Máy bắn tốc độ thường hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết bình thường, tuy nhiên, có thể gặp khó khăn trong điều kiện mưa, sương mù hoặc tuyết rơi.
Câu hỏi 3: Máy bắn tốc độ có ghi lại hình ảnh của phương tiện vi phạm không?
Trả lời: Một số máy bắn tốc độ có tích hợp camera để ghi lại hình ảnh của phương tiện vi phạm, nhưng không phải tất cả.
Câu hỏi 4: Vi phạm tốc độ bằng máy bắn tốc độ có bị phạt không?
Trả lời: Có, vi phạm tốc độ bằng máy bắn tốc độ thường sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Tóm lại, máy bắn tốc độ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ và đảm bảo an toàn giao thông. Bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, chúng giúp giám sát tốc độ của các phương tiện và áp dụng biện pháp xử lý đối với những người vi phạm. Sự kết hợp giữa công nghệ và sự can thiệp của cơ quan chức năng làm cho máy bắn tốc độ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc cải thiện an toàn giao thông trên các tuyến đường. Pháp Lý Xe xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết.