Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc

Biển báo tốc độ trên đường cao tốc là một loại biển báo giao thông dùng để quy định tốc độ tối đa hoặc tối thiểu mà các phương tiện giao thông phải tuân thủ trên đoạn đường đó. Trong bối cảnh luật an toàn giao thông siết chặt, Pháp lý xe xin gửi tới bạn đọc bài viết “Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc” để các bạn nắm rõ được các thông tin cần thiết, trách được những vi phạm khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc
Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc

1. Biển báo tốc độ là gì?

Các loại biển báo giao thông có nhiệm vụ chỉ dẫn hoặc cảnh báo cho người lái về đoạn đường phía trước. Trong đó Biển báo tốc độ là một loại biển báo giao thông đường bộ có tác dụng hướng dẫn hoặc bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định về tốc độ khi di chuyển trên đường.

Tùy theo tính chất và đặc điểm của mỗi đoạn đường, biển báo tốc độ sẽ được gắn với những quy định khác nhau, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn.

2. Các loại biển báo tốc độ trên đường cao tốc

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT. Biển báo tốc độ được phân loại thành nhiều loại khác nhau bao gồm biển báo tốc độ tối thiểu, biển báo tốc độ tối đa, biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa hoặc biển báo dừng các lệnh cấm tốc độ… Cụ thể như sau:

Biển báo tốc độ tối đa
  • Hình dạng: Biển tròn, nền trắng, viền đỏ, con số màu đen ở giữa.
  • Ý nghĩa: Con số trên biển báo thể hiện tốc độ tối đa cho phép (tính bằng km/h) mà các phương tiện được lưu thông trên đoạn đường đó.
  • Ví dụ: Biển báo ghi số 60 nghĩa là các phương tiện không được phép chạy quá 60 km/h.
  • Phạm vi hiệu lực: Có hiệu lực đến khi có biển báo thay đổi tốc độ hoặc biển kết thúc lệnh cấm.
Biển báo tốc độ tối thiểu
  • Hình dạng: Biển tròn, nền xanh lam, con số màu trắng ở giữa.
  • Ý nghĩa: Con số trên biển báo cho biết tốc độ tối thiểu (tính bằng km/h) mà phương tiện phải di chuyển trên đoạn đường đó.
  • Ví dụ: Biển báo ghi số 30 nghĩa là các phương tiện phải di chuyển tối thiểu 30 km/h, không được chạy chậm hơn.
Biển báo kết thúc giới hạn tốc độ
  • Hình dạng: Biển tròn, nền trắng, viền đen, có số tốc độ và gạch chéo màu đen.
  • Ý nghĩa: Biển báo này cho biết quy định về tốc độ ở đoạn đường trước đó đã kết thúc. Từ đó, các phương tiện tuân theo quy định tốc độ chung.
Biển ghép tốc độ theo làn đường
  • Hình dạng: Biển hình chữ nhật, nền xanh lam, chia thành nhiều làn đường với con số chỉ tốc độ tương ứng cho từng làn.
  • Ý nghĩa: Mỗi làn đường sẽ có quy định tốc độ tối thiểu và tối đa riêng biệt, phương tiện cần tuân theo khi di chuyển trong làn đó.

>>>> Xem thêm nội dung: Biển hết mọi lệnh cấm tại Pháp lý xe để có thêm thông tin cần thiết

3. Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc

Biển báo tốc độ trên đường cao tốc được lắp đặt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý tốc độ di chuyển của các phương tiện và tối ưu hóa luồng giao thông trên tuyến đường đặc biệt này. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo an toàn giao thông: Quy định tốc độ tối đa và tối thiểu giúp hạn chế nguy cơ tai nạn, nhất là ở những đoạn đường cong, dốc hoặc có tầm nhìn hạn chế. Giảm thiểu rủi ro va chạm giữa các phương tiện khi có sự chênh lệch lớn về tốc độ.
  • Duy trì nhịp độ giao thông ổn định: Điều chỉnh và đồng bộ tốc độ của các phương tiện, giúp giao thông lưu thông trôi chảy và tránh hiện tượng ùn tắc, nhất là trong giờ cao điểm.
  • Giúp người lái xe định hướng rõ ràng: Cung cấp thông tin về tốc độ phù hợp với từng đoạn đường, đặc biệt trên các đoạn đường có điều kiện đặc biệt (đoạn qua cầu, hầm hoặc các khu vực xây dựng).
  • Hỗ trợ kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông: Là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt vi phạm tốc độ, đảm bảo mọi người tuân thủ luật giao thông đường bộ.
Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc
Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc

4. Mức phạt khi điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ trên đường cao tốc

Với xe máy:

  • Chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
  • Chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Chạy xe máy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe.
  • Trường hợp điều khiển xe máy thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • Trường hợp điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Đồng thời bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Với ô tô: 

  • Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe
  • Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định từ trên 20 km/h đến 35 km/h: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe
  • Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định trên 35 km/h: Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng; đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe
  • Trường hợp người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe 

>>>>Xem thêm nội dung: Phần mềm bắn tốc độ tại Pháp lý xe để có thêm thông tin cần thiết

5. Câu hỏi thường gặp

Vi phạm tốc độ có bị ghi vào lý lịch lái xe không?

. Vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm tốc độ, sẽ được ghi vào cơ sở dữ liệu của cơ quan công an. Nếu bạn liên tục vi phạm hoặc tái phạm, điều này có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn hoặc cấp lại giấy phép lái xe.

Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đâu?

  • Đường cao tốc: Đoạn có biển báo giới hạn tốc độ; Đoạn gần lối ra hoặc vào cao tốc; Khu vực có địa hình phức tạp (dốc, đường cong, giao cắt…).
  • Đường quốc lộ, tỉnh lộ: Tại các đoạn đường có biển báo tốc độ cụ thể; Khu vực đông dân cư hoặc có nguy cơ tai nạn cao.
  • Đường trong đô thị hoặc khu vực dân cư: Tại các điểm giao cắt, gần trường học, bệnh viện hoặc khu vực có mật độ giao thông cao.
  • Các đoạn có biển báo tốc độ tối đa hoặc tốc độ tối thiểu.
  • Các trường hợp đặc biệt: Bắn tốc độ ở vị trí ẩn; Bắn tốc độ vào ban đêm

Có thể phạt nguội cho việc vi phạm tốc độ nếu không có camera giám sát không?

Không. Phạt nguội chỉ được áp dụng khi có hệ thống camera giám sát hoặc thiết bị ghi hình tự động ghi lại hành vi vi phạm. Nếu không có camera ghi hình, cơ quan chức năng không thể áp dụng phạt nguội cho vi phạm này.

Qua bài viết, hi vọng bạn đọc đã biết về Ý nghĩa biển báo tốc độ trên đường cao tốc cũng như quy định pháp luật về vấn đề liên quan. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với Pháp lý xe qua hotline để chúng tôi hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bài viết liên quan