Hiện nay các phương tiện tham gia giao thông với mật độ ngày càng nhiều khiến cho các cơ quan nhà nước rất khó kiểm soát, đặc biệt là các phương tiện có hoạt động kinh doanh vận tải. Do vậy pháp luật hiện hành đã yêu cầu các loại phương tiện này phải tiến hành đăng ký phù hiệu xe. Vậy quy định cấp phù hiệu cho xe tải theo quy định hiện nay chỉ áp dụng cho đối tượng kinh doanh vận tải hay áp dụng cả với đối tượng không kinh doanh vận tải mà sở hữu xe tải? Xe không kinh doanh vận tải có cần phù hiệu không? Bạn đọc hãy cùng Pháp lý xe tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
1. Xe không kinh doanh vận tải là gì?
Hiện nay trong Nghị định số 10/2020 Quy định về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã giải thích về kinh doanh vận tải, cụ thể kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, trong nội dung của Nghị định không có đưa ra định nghĩa chính xác về xe không kinh doanh vận tải là gì, tuy nhiên căn cứ vào phần giải thích về kinh doanh vận tải bằng ô tô mà từ đó sẽ đưa ra giải thích về xe không kinh doanh vận tải.
Theo đó, xe không kinh doanh vận tải được xác định là những xe ô tô có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như trực tiếp điều khiển phương tiện, lái xe để vận chuyển hàng hóa hoặc con người trên đường bộ nhưng không nhằm mục đích sinh lời.
Nói một cách đơn giản thì xe không kinh doanh vận tải là những loại xe dùng trong các cơ quan, doanh nghiệp hay cho các gia đình, được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của doanh nghiệp, công ty và không thu phí khi sử dụng.
2. Xe không kinh doanh vận tải có cần phù hiệu xe không?
Phù hiệu xe tải được xác định là một hình thức khác của giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô, có xác định mục đích sử dụng của ô tô, đồng thời việc đăng ký phù hiệu xe sẽ giúp cho các cơ quan, lực lượng chức năng thắt chặt được việc giám sát, quản lý hoạt động của những loại phương tiện này.
Hiện nay theo quy định của khoản 1,2, 3 Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tại bằng xe ô tô, thì tất cả các loại xe được sử dụng vào mục đích kinh doanh phát sinh lợi nhuận thì đều được xác định là loại xe phải đăng ký xin cấp phù hiệu.
Phù hiệu phải được gắn ở vị trí dễ quan sát trên xe, không được tẩy xóa hoặc sửa chữa về nội dung phù hiệu.
Trong trường hợp xe không kinh doanh vận tải thì cũng cần phải làm rõ ràng xe ô tô có được sử dụng với mục đích kinh doanh hay không, tức là chỉ cần thực hiện một trong các hoạt động như điều khiển phương tiện, quyết định giá cước và được sử dụng vào mục đích sinh lợi thì đều được coi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng xe ô tô không nhằm mục đích kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận thì sẽ không cần xin cấp phép kinh doanh vận tải, đồng nghĩa với việc không cần xin cấp phù hiệu xe ô tô.
3. Những loại xe bắt buộc phải dán phù hiệu
08 loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-C. Bao gồm:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
- Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
- Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.
4. Câu hỏi thường gặp
Phân biệt rõ ràng giữa xe không kinh doanh vận tải và xe kinh doanh vận tải?
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại xe này nằm ở mục đích sử dụng:
- Xe không kinh doanh vận tải: Dùng cho mục đích cá nhân, không nhằm mục đích sinh lời.
- Xe kinh doanh vận tải: Dùng để vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách để thu lợi nhuận.
- Ngoài ra, còn có sự khác biệt về thủ tục đăng ký, giấy tờ, và các quy định liên quan.
Những loại xe nào thường được xếp vào loại xe không kinh doanh vận tải?
- Xe ô tô con cá nhân
- Xe tải nhỏ dưới 3.5 tấn dùng để chở hàng hóa gia đình
- Xe khách du lịch khi không phục vụ mục đích kinh doanh
- Các loại xe chuyên dụng khác như xe cứu hỏa, xe cứu thương (khi không hoạt động trong nhiệm vụ chính)
Xe không kinh doanh vận tải có cần gắn phù hiệu không?
Thông thường, xe không kinh doanh vận tải không bắt buộc phải gắn phù hiệu. Tuy nhiên, quy định này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương và loại hình xe. Để chắc chắn nhất, bạn nên kiểm tra thông tin cụ thể tại cơ quan quản lý giao thông nơi bạn sinh sống.
Nếu xe không kinh doanh vận tải mà vẫn bị yêu cầu gắn phù hiệu thì phải làm sao?
Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy liên hệ với cơ quan quản lý giao thông để được giải đáp rõ ràng. Bạn có thể mang theo đầy đủ giấy tờ xe để chứng minh mục đích sử dụng.
Vi phạm quy định về xe không kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt như thế nào?
Các hình thức xử phạt có thể bao gồm:
- Phạt tiền hành chính
- Tạm giữ phương tiện
- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
- Các hình thức xử phạt khác tùy theo mức độ vi phạm.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Xe không kinh doanh vận tải có cần phù hiệu? Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đề nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com