Thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ

Khi một chiếc ô tô đã trải qua nhiều đời chủ, việc sang tên cho chủ mới có thể trở nên phức tạp hơn do cần phải đảm bảo tính hợp pháp của quyền sở hữu qua các giai đoạn chuyển nhượng trước đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ một cách chi tiết để bạn có thể thực hiện việc sang tên một cách thuận lợi và chính xác bất kể xe đã qua bao nhiều chủ sở hữu trước đó.

1. Thế nào là sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ 

Mua bán xe qua nhiều đời chủ là giao dịch mua bán xe được thực hiện qua nhiều người với nhau, giao dịch đầu tiên được thực hiện giữa bên bán là chính chủ xe và người mua khác, sau đó người mua xe chưa thực hiện thủ tục để đứng tên chính chủ trên đăng ký xe lại tiếp tục bán cho những người khác, việc mua bán này được gọi là mua bán xe qua nhiều đời chủ hoặc mua bán xe không chính chủ.

Thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ” là thủ tục hành chính nhằm chuyển quyền sở hữu xe ô tô từ chủ cũ sang chủ mới khi đã trải qua nhiều lần chuyển nhượng, mua bán, sang tên trước đó.

2. Thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ

2.1. Thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ

Việc sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ từ 15/8/2023 thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BCA (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023). Theo quy định, người dân sử dụng xe không có giấy tờ đăng ký chính chủ cần phải đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe tương ứng để thực hiện quy trình thu hồiquy trình đăng ký xe lại chính chủ.

Hiện tại, việc sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai hoàn toàn. Tuy nhiên, một số bước trong quy trình sang tên có thể được thực hiện trực tuyến thông qua các cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an và Cục Đăng kiểm Việt Nam nhằm tiết kiệm thời gian cho chủ xe:

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên xe online. Kê khai thông tin theo hướng dẫn, bao gồm:

  • Thông tin về xe
  • Thông tin về người bán và người mua
  • Hợp đồng mua bán xe
  • Các giấy tờ khác liên quan

Bước 3: Thanh toán phí, lệ phí

  • Nộp lệ phí trực tuyến (nếu có).
  • Nhận biên lai và mã hồ sơ.

Bước 4: Nộp hồ sơ gốc và hoàn tất thủ tục

  • In mã hồ sơ và các giấy tờ đã kê khai.
  • Mang theo bản gốc và bản sao của các giấy tờ đến Phòng Cảnh sát giao thông nơi có thẩm quyền.
  • Nộp hồ sơ và hoàn tất thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

2.2. Quy trình thu hồi 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về việc giải quyết đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Theo đó, trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì không phải làm thủ tục thu hồi.

Hồ sơ thu hồi bao gồm:

a) Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;

b) Giấy tờ của chủ xe

  • Chủ xe là người Việt Nam: Căn cước công dân/ hộ chiếu/ tài khoản định danh điện tử mức độ 2
  • Chủ xe là người nước ngoài:Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên)
  • Chủ xe là tổ chức: Thông báo mã số thuế/ quyết định thành lập/ tài khoản định danh điện tử mức độ 2

c) 02 bản chà số máy, số khung xe;

d) Chứng nhận đăng ký xe;

đ) Biển số xe;

  • Trường hợp di chuyển nguyên chủ, chủ xe không phải nộp lại biển số xe trừ trường hợp xe đã đăng ký là biển 3 hoặc 4 số thì phải nộp lại biển 3 hoặc 4 số đó
  • Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe

e) Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

2.3. Quy trình đăng ký sang tên xe 

Tổ chức, cá nhân xuất trình giấy tờ như sau:

  • Chủ xe là người Việt Nam: Căn cước công dân/ hộ chiếu/ tài khoản định danh điện tử mức độ 2
  • Chủ xe là người nước ngoài:Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên)
  • Chủ xe là tổ chức: Thông báo mã số thuế/ quyết định thành lập/ tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Hồ sơ đăng ký sang tên xe ô tô bao gồm:

a) Giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe

b) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có)

c) Chứng từ lệ phí trước bạ

  • Dữ liệu lệ phí trước bạ điện tử được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế

d) Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe)

Trường hợp cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thay chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

3. Thời gian giải quyết thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ

Trường hợp tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe sẽ gửi thông báo cho chủ xe và cơ quan đăng ký xe đã đăng ký cho xe đó

Trường hợp tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Cơ quan đăng ký xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày

4. Những rủi ro sẽ gặp phải nếu không làm thủ tục sang tên đối với xe ô tô qua nhiều đời chủ

Đối với người mua:

1. Mua xe không chính chủ: Người mua có nguy cơ mua phải xe gian, xe đã từng gây tai nạn, hoặc xe có vấn đề về pháp lý.

2. Không được hưởng bảo hành: Hầu hết các hãng xe chỉ bảo hành cho xe chính chủ. Do đó, nếu mua xe không sang tên, người mua sẽ không được hưởng chế độ bảo hành từ hãng xe.

3. Gặp khó khăn khi đăng ký xe: Người mua không thể đăng ký xe theo tên mình nếu xe chưa được sang tên bởi chủ cũ.

4. Mất tiền oan: Nếu xe có vấn đề về pháp lý, người mua có thể phải chịu toàn bộ chi phí để giải quyết.

Đối với người bán:

1.Bị xử phạt nếu không thu hồi giấy đăng ký và biển số xe: Nếu chủ xe trì hoãn quá hạn 30 ngày mà không thực hiện thủ tục thu hồi hoặc không giao chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho người mua để họ tiến hành thủ tục thu hồi, cơ quan đăng ký xe sẽ phải ra quyết định xử phạt chủ xe vì vi phạm quy định về thủ tục thu hồi.

2. Gặp rủi ro pháp lý: Nếu người mua vi phạm luật giao thông và gây tai nạn, chủ xe cũ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm do chưa sang tên xe.

3. Gặp khó khăn khi bán xe khác: Khi mua xe mới, người bán cần phải xuất trình giấy đăng ký xe cũ để làm thủ tục sang tên. Nếu xe cũ chưa được sang tên, người bán sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục mua bán xe mới.

5. Các câu hỏi thường gặp

Sang tên đổi chủ xe máy cũ tại đâu?

Người thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ xe máy cũ liên hệ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện nơi chủ xe mới đăng ký thường trú để tiến hành thủ tục.

Người mua xe ô tô qua nhiều đời chủ có thể giữ biển số cũ hoặc đăng ký biển số mới?

Người mua xe ô tô qua nhiều đời chủ có thể chọn giữ biển số cũ hoặc đăng ký biển số mới. Nếu chọn đăng ký biển số mới, cần nộp thêm phí đăng ký biển số.

Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ không?

Bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ. Tuy nhiên, cần phải có giấy ủy quyền hợp lệ.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn thủ tục sang tên xe ô tô qua nhiều đời chủ cho bạn cũng như đề cập đến một số thông tin cơ bản và hữu ích để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Ngoài ra, Pháp Lý Xe luôn hân hạnh và sẵn sàng hỗ trợ bạn trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến lĩnh vực này, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với Pháp Lý Xe nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan