Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Xe đạp điện không chỉ là phương tiện đi lại tiện lợi mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã lựa chọn nhập khẩu xe đạp điện. Tuy nhiên, việc nhập khẩu xe đạp điện không hề đơn giản và đòi hỏi nhiều thủ tục. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe đạp điện.

Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

1. Quy định về điều kiện nhập khẩu xe đạp điện

Dưới đây là các văn bản pháp luật có quy định về việc nhập khẩu xe đạp điện bạn có thể theo dõi thêm để hiểu hơn về việc làm thủ tục nhập khẩu

  • Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011
  • Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013
  • Quyết định số 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
  • Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT
  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT

Đây là tất cả những văn bản pháp luật có quy định liên quan về việc làm thủ tục nhập khẩu cho xe đạp điện mà bạn cần biết. Để tiết kiệm thời gian và giúp bạn dễ dàng tham khảo thì căn cứ vào những quy định trên TSL sẽ tổng hợp lại những lưu khi nhập khẩu xe đạp điện:

  • Xe đạp điện thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào nước ta
  • Xe đạp điện đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào nước ta
  • Xe đạp điện đã có sự tẩy xóa, được sửa, đóng lại khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu
  • Xe đạp điện cần tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng trước thông quan
  • Cần dán nhãn hàng hóa đối với các mặt hàng nhập khẩu

2. Hồ sơ chuẩn bị làm thủ tục nhập khẩu xe điện

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hàng hóa
  • Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.
  • Hóa đơn thương mai
  • Vận đơn
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

3. Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.

Bước 2: Kiểm tra chứng tứ nhập khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract,C/O

Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng

Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy lệnh giao hàng.

Bước 5: Khi hàng về:

– Mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu, kèm theo giấy đăng ký đã được cấp từ hệ thống của BGTVT

– Đăng ký mang hàng về kho bảo quản, kéo hàng về kho

– Mang mẫu đến Cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và lấy kết quả.

Bước 6: Nộp bổ sung kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan để thông quan nhập khẩu.

Bước 7: Khi hàng đã được thông quan, dán tem hợp quy mới có thể đưa ra thị trường

Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có)

4. Câu hỏi thường gặp

Xe đạp điện có cần chứng nhận chất lượng không?

Trả lời: Hoàn toàn đúng, theo quy định tại Việt Nam, xe đạp điện nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, do đó phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật trước khi thông quan.

Các tiêu chuẩn chất lượng nào áp dụng cho xe đạp điện nhập khẩu?

Trả lời: Các tiêu chuẩn chất lượng thường áp dụng theo quy định của nhà sản xuất, tiêu chuẩn quốc tế (như ISO, IEC) và các quy định của Việt Nam.

Thời gian để hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng là bao lâu?

Trả lời: Thời gian kiểm định có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị kiểm định và số lượng xe. Thông thường, quá trình này kéo dài từ 1-2 tuần.

Trên đây là các thông tin liên quan đến Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đề nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan