Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông khi vi phạm

Bạn đã bao giờ tự hỏi khi nào chiếc xe của mình có thể bị tạm giữ bởi cảnh sát giao thông? Hay đơn giản hơn, Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông khi vi phạm, bạn muốn biết những hành vi vi phạm nào sẽ dẫn đến việc bị tạm giữ phương tiện?

1. Quy định về tạm giữ xe vi phạm giao thông?

– Về việc xử phạt:

Điều 58, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Theo khoản 2 điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”

Theo đó, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo quy định tại Điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Theo điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Về việc tạm giữ xe và phí trông xe:

Khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định thời hạn tạm giữ phương tiện như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo khoản 7 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

“7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn có lỗi trong việc vi phạm hành chính thì bạn sẽ phải chịu phí lưu kho, phí bến bãi. Mức phí theo quy định tại Quyết định 69/2014/QĐ-UBND về thu phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

+ Trường hợp đối tượng nộp phí là người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT):

Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
– Xe máy, xe lam đồng/xe/ngày đêm 8.000
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô đồng/xe/ngày đêm 5.000
– Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống đồng/xe/ngày đêm 70.000
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên đồng/xe/ngày đêm 90.000

 

2. Cảnh sát cơ động có được tạm giữ xe không?

Xin chào tổng đài ! cho tôi hỏi ? tôi bị công an thị trấn bắt xe khi tôi đang lưu thông trên đường thổ xe tôi lại và bắt xe tôi với lý do . khong giấy phép lái xe, không giấy phép đăng ký xe, không bảo hiểm xe. Hết thử hỏi công an thị trấn có thuộc thẩm quyền hay không ,nếu có điều luật bao nhiêu ?
Xin cảm ơn. mong đươc trả lời sơm nhất…

Luật sư tư vấn:

Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

Theo đó, Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không mang Giấy phép lái xe và hành vi không có Giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, CSCĐ có quyền tạm giữ phương tiện để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA nhiệm vụ quyền hạn hình thức nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường.

“Điều 5. Quyền hạn

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

– Theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”

– Theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;”

– Khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 cấm hành bi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

3. Thủ tục lấy lại xe bị công an tạm giữ?

– Thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Từ các quy định trên, nếu qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra không quyết định khởi tố vụ án hình sự thì bạn có thể làm đơn đề nghị trả xe gửi cơ quan công an để được trả lại xe. Bạn nên theo dõi thời gian tạm giữ xe theo quy định trên để làm đề nghị được trả xe và đảm bảo quyền lợi của mình.

4. Những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe?

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, tạm giữ phương tiện là một trong những biện pháp ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm của người vi phạm, đảm bảo hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy, nếu người điều khiển có một trong vi phạm sau đây thì người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện của người vi phạm đến 10 (mười) ngày trước khi ra quyết định xử phạt:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;

– Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 (sáu) tháng;

– Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với số hoặc ký hiệu trong Giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.

Việc tạm giữ giấy tờ của người vi phạm, pháp luật quy định như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Đối với việc tạm giữ chìa khóa, hiện nay chưa có văn bản nào cho phép người có thẩm quyền xử phạt được tạm giữ chìa khóa xe của người vi phạm, do vậy về nguyên tắc, nếu người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ chìa khóa của người vi phạm là trái quy định của pháp luật.

5. Câu hỏi thường gặp

Khi nào phương tiện giao thông bị tạm giữ?

Phương tiện giao thông sẽ bị tạm giữ khi người điều khiển vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là những hành vi vi phạm nghiêm trọng như:

  • Không có giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe, đăng ký xe…)
  • Vi phạm tốc độ quá quy định
  • Chở quá số người quy định
  • Điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia
  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
  • Gây tai nạn giao thông

Cơ sở pháp lý của việc tạm giữ phương tiện giao thông là gì?

Việc tạm giữ phương tiện giao thông được quy định cụ thể trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này quy định rõ các trường hợp phải tạm giữ phương tiện, thủ tục tạm giữ và các quyền lợi của người bị tạm giữ phương tiện.

Thủ tục tạm giữ phương tiện giao thông diễn ra như thế nào?

Thủ tục tạm giữ phương tiện thường bao gồm các bước sau:

  • Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính.
  • Lập biên bản tạm giữ phương tiện.
  • Thông báo cho người vi phạm về quyết định tạm giữ.
  • Tiến hành di chuyển phương tiện đến nơi bảo quản.

Hy vọng qua bài viết, Pháp lý xe đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông khi vi phạm Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Pháp lý xe nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan