Bộ GTVT vừa đề nghị các địa phương yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn rà soát lại việc sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đến trường, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái xe.
Liệu yêu cầu của Bộ GTVT đưa ra mới đây, cùng với những quy định mới tại dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có giúp nâng cao an toàn cho trẻ khi đến trường bằng xe đưa đón?
Nhưng mà nó có một điểm rằng, mặc dù quy định thì có sẵn nhưng việc thực thi thì không phải lúc nào người ta cũng tuân thủ được việc thực thi đó, mà ở trong trường hợp này, gần như là việc đưa đón, giám sát số lượng trẻ, hay kiểm tra trẻ trên xe, nó không có một lực lượng nào làm cả, nó giống như kiểu cảnh sát đi ra ngoài đường để cưỡng chế để làm cả, hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người lái xe và người được giao công việc đó.
Trong các hành vi như vậy thì lâu lâu mà không có gì xảy ra, hoặc mọi việc rất bình thường, mọi người sẽ bắt đầu lãng quên và mọi người không tuân thủ đúng quy trình ấy nữa.
Hoạt động này nó giống như là phòng cháy, chữa cháy, mình biết nguyên tắc, nhưng mình không luyện tập thường xuyên, hoặc không tự nhắc nhở, hoặc không có người giám sát thường xuyên thì nó sẽ xảy ra tình trạng đôi khi người ta không thực hiện theo, hoặc có thể là người lái xe này mới, hoặc là người giám sát mới, người ta cũng mới nghe hoặc người ta không tuân thủ, thì chắc chắn là vấn đề này lâu lâu sẽ lặp lại.
Về mặt cơ bản thì luật thì rất tốt, quy định đầy đủ nhưng sự tuân thủ đấy là mình không có người nào cưỡng chế thực thi cả, hoàn toàn là dựa trên cái tự giác và tự tuân thủ của các cơ sở đấy thôi, thì đôi khi nó sẽ xảy ra việc đáng tiếc.
PV: Mới đây, Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương rà soát lại việc sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đến trường, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái xe. Ông có kỳ vọng gì vào những giải pháp này?
PGS.TS Phạm Việt Cường: Một trong những cái quy định để gọi là tự giác, mang tính tự giác như thế này thì các cơ sở có tổ chức đưa đón trẻ, một trong những điểm rất quan trọng là yêu cầu các nhân viên tham gia phải thực hiện đúng tất cả các quy trình.
Và khi bắt đầu, kể cả người mới hay cũ, đối với người mới, ví dụ lái xe mới, hay là nhân viên đón mới thì bắt buộc phải học tập, phải hiểu rõ quy trình, bắt buộc phải tuân thủ nó.
Hàng năm, mỗi một học kỳ, hoặc là một năm mới thì cần phải có những cuộc tập huấn lại, để nhắc lại cho mọi người có tầm quan trọng của những việc tuân thủ quy trình đấy, luôn luôn phải làm và họ cũng cần phải có.
Rất nhiều trường, hiện nay là người ta đều phải có một cái phiếu, ví dụ một vài cơ sở người ta cũng xây dựng phiếu, như số lượng trẻ lên xe, trước khi lên xe người ta phải ghi vào đấy, trước và sau khi xuống xe người ta phải điền vào đấy và sau đó thì phải nộp cho giám sát của trường hay là Ban giám hiệu, hay ai đó có yêu cầu quản lý, để quy trình giám sát chặt hơn.
Việc mình không có ai giám sát cả, nhưng có quy trình để giám sát tuân thủ luật. Do đó, một là phải tập huấn thường xuyên, phải nhắc thường xuyên, hoặc tất cả các xe đưa đón cần xây dựng một quy trình thực hiện, giống như điều lệnh để chữa cháy: bước một làm gì, bước hai làm gì… Những cái đấy có thể hoàn toàn dán trên cửa xe hoặc dán trước mặt người lái xe để người ta bắt buộc phải tuân thủ. Đấy là những quy trình để thúc đẩy tính tự giác tuân thủ của người thực thi thôi.
Thực ra công việc giám sát, đếm số trẻ trên xe, kiểm tra số người trên xe trước khi xuống thì nó cũng không phải là cái gì quá phức tạp, nhưng mà vì nó dễ, cho nên người ta không tuân thủ và đôi khi nó sẽ xảy ra những trường hợp như vậy.
Cho nên là bắt buộc phải có sự giám sát của các cơ sở và yêu cầu người lái xe phải tuân thủ đúng các bước, ví dụ lên xe đếm trẻ, xuống xe đếm trẻ, kiểm tra hết trên xe trước khi xuống. Các cái này quy định thì có rồi, yêu cầu thì có rồi, nhưng người ta không tuân, nên thủ bắt buộc phải làm.
(nguồn: vovgiaothong.vn)