Phương tiện giao thông đường sắt là gì? Gồm những loại nào?

Hiện nay, phương tiện giao thông đường sắt gồm những loại nào là vấn đề được không ít người quan tâm. Trong khuôn khổ bài chia sẻ này, Pháp lý xe chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Phương tiện giao thông đường sắt là gì? Gồm những loại nào? và liệt kê chi tiết các phương tiện giao thông đường sắt thông dụng phổ biến, cùng với đó là một vài quy định liên quan tới đăng kiểm và điều kiện tham gia giao thông của phương tiện đường sắt.

1. Phương tiện giao thông đường sắt là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Đường sắt 2005

Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

2. Phương tiện giao thông đường sắt gồm những loại nào?

Theo quy định tại Mục 1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2011/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt khi kiểm tra định kỳ do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện).

Trong đó, Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt.

3. Phương tiện giao thông đường sắt cần điều kiện gì để tham gia giao thông?

Đối với điều kiện tham gia giao thông phương tiện giao thông đường sắt, Điều 30 Luật đường sắt năm 2017 đã quy định – Phương tiện giao thông đường sắt cần đáp ứng các điều kiện sau khi tham gia giao thông:

  • Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • PHẢI CÓ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • PHẢI CÓ Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Các phương tiện giao thông đường sắt khi đáp ứng các yêu cầu sau thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:

  • Có nguồn gốc hợp pháp;
  • Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

4. Các phương tiện giao thông đường sắt phổ biến thông dụng nhất hiện nay

Theo quy định ở Việt Nam, bất kỳ phương tiện tham gia giao thông nào cũng cần có những bộ luật nhất định nhằm kiểm soát, cho phép người dân tham gia giao thông một cách an toàn và tốt nhất, đặc biệt với đường sắt. Tại mục 1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2011/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành, phương tiện giao thông đường sắt được nhắc đến như sau:

“Các phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện). Trong đó, phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt”.

4. Quy định cần biết về việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt

Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions đã liệt kê các phương tiện giao thông đường sắt. Sau đây là quy định về thực hiện đăng kiểm cho phương tiện giao thông đường sắt, CẦN BIẾT:

  • Phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp hoặc hoán cải, phục hồi phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ và được tổ chức đăng kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Chủ phương tiện chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của tổ chức đăng kiểm.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
  • Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
  • Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên;
  • Kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Điều 33 Luật đường sắt năm 2017 đã quy định thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đối với các phương tiện như sau:

  • PHẢI CÓ thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng và phục vụ công tác quản lý; ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc;
  • PHẢI CÓ trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn, dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; thuốc sơ cấp cứu và thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

5. Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm của phương tiện giao thông đường sắt là gì?

  • Vận chuyển khối lượng lớn: Tàu hỏa có khả năng vận chuyển một lượng lớn hàng hóa và hành khách trong một chuyến đi.
  • An toàn: Tàu hỏa được đánh giá là một phương tiện giao thông rất an toàn.
  • Ít gây ô nhiễm môi trường: So với các phương tiện giao thông khác, tàu hỏa thải ra ít khí thải hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Tiết kiệm năng lượng: Tàu hỏa có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn so với các phương tiện giao thông cá nhân.

Nhược điểm của phương tiện giao thông đường sắt là gì?

  • Cần đầu tư cơ sở hạ tầng lớn: Xây dựng và bảo trì đường ray, ga tàu đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
  • Tốc độ bị hạn chế ở một số đoạn đường: Do đặc điểm kỹ thuật của đường ray và các yếu tố khác, tốc độ của tàu hỏa có thể bị hạn chế ở một số đoạn đường.
  • Ít linh hoạt: Việc thay đổi tuyến đường hoặc lịch trình của tàu hỏa thường phức tạp và tốn kém hơn so với các phương tiện giao thông khác.

Tại sao phương tiện giao thông đường sắt lại quan trọng?

Phương tiện giao thông đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Nó giúp kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và du lịch. Ngoài ra, tàu hỏa còn góp phần giảm tải giao thông đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Hy vọng qua bài viết, Pháp lý xe đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Phương tiện giao thông đường sắt là gì? Gồm những loại nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Pháp lý xe nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan