Phù hiệu xe tải là hay còn gọi là tem xe, tên gọi khác của giấy phép kinh doanh vận tải được Bộ Giao Thông Vận Tải quy định và bắt đầu áp dụng từ tháng 07/2015. Vậy phù hiệu xe tải là gì? Xe tải nào không cần gắn phù hiệu? Những loại xe nào phải gắn phù hiệu?
1. Phù hiệu xe tải là gì?
Phù hiệu xe tải là hay còn gọi là tem xe, tên gọi khác của giấy phép kinh doanh vận tải được Bộ Giao Thông Vận Tải quy định và bắt đầu áp dụng từ tháng 07/2015. Theo như quy định này các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình và xin cấp Phù hiệu xe tải theo một lộ trình nhất định. Đến tháng 07/2018 thì bắt buộc toàn bộ các phương tiện xe tải đều phải có phù hiệu xe tải khi tham gia lưu thông.
2. Phù hiệu xe được gắn ở đâu?
Vị trí niêm yết của phù hiệu xe được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định:
“1. Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.
3. Xe nào phải gắn và xe tải nào không phải gắn phù hiệu?
Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP, những loại xe kinh doanh vận tải sau đây phải dán phù hiệu:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”
– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”
– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”
– Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng:
+ Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”
+ Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”
+ Xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”
Các phù hiệu này được cấp theo mẫu và phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định.
4. Phù hiệu xe tải có giá trị sử dụng là bao lâu?
Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã chỉ rõ thời hạn có giá trị của phù hiệu xe như sau:
– 07 năm: Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển;
– Theo thời gian đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Từ 01 – 07 năm nhưng không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
– Không quá 30 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán;
– Không quá 10 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng.
5. Không gắn phù hiệu xe tải hình thức xử phạt như thế nào?
Theo quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP, đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Như vậy, việc gắn phù hiệu xe vận tải phải được thực hiện trước ngày 1/7/2018. Sau ngày 1/7/2018 viêc điều khiển xe vận tải trên đường mà không gắn phù hiệu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
– Người điều khiển xe không gắn phù hiệu sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với chủ xe là cá nhân thì mức xử phạt là 4.000.0000 đồng đến 6.000.000 đồng, đối với chủ xe là tổ chức thì mức xử phạt là 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với xe vận tải không gắn phù hiệu.
6. Hồ sơ thủ tục cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải mới nhất
Căn cứ Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, để được cấp phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu
Nơi nộp: Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký.
– Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân;
+ Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định.
Bước 2: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có sai sót)
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải.
Căn cứ vào đó, đơn vị kinh doanh vận tải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết việc cấp phù hiệu cho xe
– Thời hạn thực hiện: Trong 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định.
– Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn quy định.
– Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác.
Lưu ý: Trường hợp đã được cấp phù hiệu mà hết hạn, bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải, bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng có thể xin cấp lại theo thủ tục nói trên.
Riêng trường hợp đề nghị cấp lại phù hiệu do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng thì trong hồ sơ phải có thêm tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng phù hiệu.
7. Câu hỏi thường gặp
Xe ô tô con cá nhân có phải gắn phù hiệu không?
Thông thường, xe ô tô con cá nhân không bắt buộc phải gắn phù hiệu. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, như xe ô tô con được sử dụng để kinh doanh vận tải, thì có thể phải gắn phù hiệu.
Thời hạn sử dụng của phù hiệu là bao lâu?
Thời hạn sử dụng của phù hiệu thường được quy định cụ thể trong giấy chứng nhận đăng kiểm. Thông thường, thời hạn này là 1 năm. Sau khi hết hạn, chủ xe phải tiến hành đăng kiểm lại và cấp lại phù hiệu.
Mua xe tải 5 tấn làm nghề kinh doanh vận tải có phải đăng ký phù hiệu không?
Theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT- BGTVT yêu cầu toàn bộ xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên, xe container, xe khách phải có phù hiệu xe tải do Sở giao thông vận tải cấp. Đối với trường hợp của bạn sở hữu xe tải trọng 5 tấn nên cần đăng ký phù hiệu xe tải.
Ngoài ra, bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước cấp hoặc bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh cấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ – CP:
“Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người đại diện theo pháp luật;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
Căn cứ pháp lý:
– Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
– Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; bãi bỏ Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
– Nghị định số: 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Trên đây là các thông tin liên quan đến Những loại xe nào phải gắn phù hiệu? Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đề nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com
Related Posts:
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP về nồng độ cồn xe
- Từ 1/6 quy trình SÁT HẠCH LÁI XE các hạng B1, B2, C, D và E
- Bộ 365 câu hỏi thi bằng lái xe A2 có đáp án
- "Thông tư 301/2016/TT-BTC về lệ phí trước bạ"
- Ôn 200 câu hỏi thi bằng lái xe A1 có đáp án
- Các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trong cả nước
- Từ 1/6 quy định sát hạch thực hành lái xe trên đường…
- Hướng dẫn làm phù hiệu xe tải
- Mức phạt đối với lỗi xe taxi không có phù hiệu