Việc vận chuyển hàng cồng kềnh là một phần không thể thiếu trong ngành vận tải, đặc biệt là khi nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa lớn, nặng ngày càng gia tăng nhưng nếu không tuân thủ đúng các quy định người vi phạm có thể bị xử phạt nặng theo quy định của pháp luật. Vậy mức phạt khi chở hàng cồng kềnh là bao nhiêu? Cùng Pháp lý xe đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hàng cồng kềnh được hiểu như thế nào?
Dựa vào các quy định sau để hiểu về định nghĩa hàng cồng kềnh như sau:
- Theo khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
- Theo khoản 5 Điều 31 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.
- Theo Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT quy định chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa như sau: Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe và không lớn hơn 20,0 mét.
Như vậy, định nghĩa hàng cồng kềnh có thể là những loại hàng hóa vượt quá kích thước được quy định ở trên.
Xét theo Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về “Giới hạn xếp, chở hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham giao thông” đã quy định như sau:
- Hàng hóa phải tuân thủ các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài, trục xe được phép của xe quy định (theo Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT).
- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không gây cản trở, đảm bảo an toàn khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông.
1.1 Quy định chiều cao của hàng hóa
Khi xe ô tô chở hàng tham gia giao thông hãy lưu ý đến chiều cao của hàng hóa. Cụ thể:
- Đối với xe tải có mui: Chiều cao giới hạn được xếp hàng hóa là trong phạm vi thùng xe, tuy nhiên thùng xe phải giữ nguyên bản của nhà sản xuất, không phải thùng xe đã được thiết kế cải tạo.
- Đối với xe tải không mui: Chiều cao xếp hàng hóa nếu vượt quá chiều cao của thùng xe thì tài xế cần phải chằng buộc, kê, chèn đủ chắc chắn. Hơn nữa chiều cao của hàng hóa cũng không vượt quá mức quy định.
Quy định chiều cao tối đa của hàng hóa khi chở bằng xe tải không mui:
LOẠI XE | CHIỀU CAO TỐI ĐA |
Xe chở từ 5 tấn trở lên | <4,2 mét |
Xe chở từ 2,5 tấn đến 5 tấn | <3,5 mét |
Xe chở từ <2,5 tấn | <2,8 mét |
Xe chuyên dùng và xe chở container | <4,35 mét |
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng | Không vượt quá chiều cao của thùng xe |
1.2 Quy định chiều rộng của hàng hóa
Chiều rộng của hàng hóa cũng là yếu tố cần lưu ý nếu chủ xe không muốn mắc lỗi chở hàng cồng kề. Theo quy định thì chiều rộng của hàng hóa phải bé hơn chiều rộng của thùng xe nguyên bản. Chiều rộng có thể bé hơn thùng xe thiết kế nhưng chủ xe phải có giấy tờ xin phép mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt. Xe sẽ vi phạm lỗi chở hàng cồng kề nếu hàng hóa chòi ra hai bên xe ô tô.
1.3 Quy định chiều dài của hàng hóa
Chiều dài hàng hóa không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của xe ô tô (kích thước nguyên bản của nhà sản xuất). Nếu chiều dài xe đã được thiết kế lại thì chủ xe phải có giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hơn nữa chiều dài hàng hóa cũng không được lớn hơn 20 mét chiều dài của toàn bộ xe.
1.4 Quy định tổng trọng lượng xe
Tổng trọng lượng xe ô tô là khối lượng toàn bộ xe đã bao gồm trọng lượng xe cùng với trọng lượng của người, hành lý và hàng hóa đã xếp trên xe. Đối với xe thân liền có trục thì tổng trọng lượng xe tối đa là:
- Xe ô tô 2 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn.
- Xe ô tô 3 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn.
- Xe ô tô 4 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 30 tấn.
- Xe ô tô 5 trục: Tổng trọng lượng phải nhỏ hơn hoặc bằng 32-34 tấn.
Quy định về tổng trọng lượng của xe dành cho dòng xe đầu kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục là:
- Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 3 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 26 tấn.
- Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 4 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 34 tấn.
- Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 5 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 38 – 42 tấn.
- Xe đầu kéo sơmi rơ moóc 6 trục: Tổng trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 40 – 48 tấn.
1.5 Quy định tải trọng xe
Tải trọng trục xe là phần tải trọng của toàn bộ xe sẽ phân bổ đều trên mỗi trục xe trong quá trình chở hàng hóa khi tham gia lưu thông trên đường bộ. Để không vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh, ô tô cần lưu ý tải trọng trục xe như sau:
- Xe có trục đơn: Tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 tấn.
- Xe có cụm trục kép: Khoảng cách của hai tâm trục <1m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 11 tấn. Khoảng cách của hai tâm trục <1,3m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn. Trường hợp khoảng cách hai tâm trục >1,3m thì tải trọng trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 18 tấn.
- Xe có cụm trục 3: Khoảng cách của hai tâm trục liền kề >1,3m thì tải trọng cụm trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn. Khoảng cách của hai tâm trục liền kề <1,3m thì tải trọng cụm trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 21 tấn
>>> Đọc thêm: Xử phạt lỗi mang vác cồng kềnh ngồi sau xe máy tại đây.
2. Mức phạt chở hàng cồng kềnh theo quy định
Căn cứ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông như sau:
2.1. Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh ô tô
Theo Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hàng cồng kềnh sai quy định như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
- Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe (kể cả bề rộng rơ moóc và sơ mi rơ moóc); chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) trên 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Như vậy, xe ô tô chở hàng cồng kềnh có thể bị phạt cao nhất đến 3.000.000 đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.
2.2. Mức phạt chở hàng cồng kềnh xe máy
Theo Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh sai quy định như sau
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe và gây ra tai nạn (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) và bị trừ 10 điểm theo điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Theo đó, lỗi chở hàng cồng kềnh đối với xe máy có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Trường hợp xe máy chở hàng cồng kềnh gây tai nạn thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
2.3. Mức phạt chở hàng cồng kềnh xe đạp, xe đạp máy
Theo điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe thô sơ khác chở hàng cồng kềnh sai quy định như sau:
- Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Như vậy, lỗi chở hàng cồng kềnh đối với xe đạp, xe đạp máy có thể bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
Tóm lại, với lỗi chở hàng cồng kềnh sẽ bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe, pháp luật không có quy định về áp dụng hình phạt tịch thu phương tiện vi phạm hay tịch thu giấy phép lái xe.
>>> Xem thêm về Hậu quả nghiêm trọng của TNGT do xe tự chế, xe chở hàng quá tải, quá khổ, và mang vác vật cồng kềnh gây ra do Pháp lý xe tư vấn.
3. Quy trình xử lý vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh
Quy trình xử lý vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ tại Việt Nam có các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra, phát hiện vi phạm
- Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng chức năng sẽ tiến hành tuần tra, kiểm tra các phương tiện giao thông trên đường.
- Khi phát hiện xe chở hàng cồng kềnh (hàng hóa vượt quá kích thước, trọng tải cho phép, không có các biện pháp bảo vệ hoặc che chắn đúng quy định), lực lượng chức năng sẽ yêu cầu dừng xe để kiểm tra.
Bước 2: Đo đạc và xác minh vi phạm
- Lực lượng chức năng sẽ tiến hành đo đạc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hàng hóa trên xe so với quy định pháp luật về kích thước và trọng tải tối đa cho phép.
- Nếu hàng hóa không được che chắn đúng cách (ví dụ: hàng hóa rơi vãi trên đường), hoặc gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, sẽ bị xử lý nghiêm túc.
Bước 3: Lập biên bản vi phạm hành chính
- Sau khi xác định vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện.
- Biên bản sẽ ghi rõ các thông tin vi phạm, các chứng cứ liên quan, và có thể có hình thức xử lý ngay tại chỗ hoặc yêu cầu chủ phương tiện giải quyết trong thời gian nhất định.
Bước 4: Xử lý vi phạm
- Phạt tiền: Vi phạm chở hàng cồng kềnh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mức phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm và có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
- Phạt tiền cho hành vi chở hàng vượt quá trọng tải cho phép hoặc kích thước cho phép.
- Phạt tiền nếu không có các biện pháp bảo vệ hoặc che chắn hàng hóa đúng quy định.
- Buộc khắc phục hậu quả: Trong một số trường hợp, nếu việc chở hàng không đúng quy định gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc sức khỏe, tính mạng của người khác, lực lượng chức năng sẽ yêu cầu khắc phục hậu quả ngay tại chỗ (ví dụ: hạ tải, sửa chữa hàng hóa…).
- Tước giấy phép lái xe (nếu cần): Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định.
Bước 5: Lập biên bản và lưu trữ
- Sau khi xử lý, biên bản vi phạm sẽ được lưu trữ tại cơ quan chức năng để làm căn cứ xử lý sau này (nếu có khiếu nại hoặc tái phạm).
- Chủ phương tiện sẽ nhận quyết định xử phạt và có quyền nộp phạt theo các hình thức đã được quy định (nộp trực tiếp hoặc qua ngân hàng).
Bước 6: Chấp hành quyết định xử phạt
- Người vi phạm phải nộp phạt theo đúng quyết định của cơ quan chức năng trong thời gian quy định.
- Nếu không chấp hành, sẽ có thêm hình thức xử lý mạnh tay, như tạm giữ phương tiện, cưỡng chế nộp phạt, hoặc thậm chí khởi kiện nếu vi phạm nghiêm trọng.
Lưu ý:
- Các tài xế và chủ phương tiện cần lưu ý tuân thủ các quy định về chở hàng hóa an toàn, không vượt quá trọng tải và kích thước cho phép. Đồng thời, cần có các biện pháp che chắn, bảo vệ hàng hóa đúng quy định để tránh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Việc tuân thủ các quy định giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn bảo vệ an toàn cho người khác trên đường.
Việc xử lý vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh nhằm mục đích bảo vệ an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và đảm bảo trật tự giao thông trên đường.
4. Câu hỏi thường gặp
Mức phạt khi chở hàng cồng kềnh lần đầu và tái phạm là như thế nào?
Mức phạt lần đầu có thể nhẹ hơn, tuy nhiên nếu tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng, mức phạt sẽ tăng lên đáng kể. Các biện pháp xử lý như tạm giữ phương tiện, thu hồi giấy phép lái xe cũng có thể được áp dụng.
Nếu không có biển báo cảnh báo khi vận chuyển hàng cồng kềnh, bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định, nếu bạn không sử dụng biển báo cảnh báo khi vận chuyển hàng cồng kềnh (như đèn tín hiệu, biển báo), mức phạt có thể từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và cảnh báo cho các phương tiện khác.
Có bị tạm giữ phương tiện nếu vi phạm về vận chuyển hàng cồng kềnh không?
Có, nếu vi phạm về tải trọng hoặc kích thước vượt quá mức quy định và không thể khắc phục tại chỗ, phương tiện sẽ bị tạm giữ cho đến khi có biện pháp khắc phục vi phạm.
Hiểu rõ các quy định pháp luật về vận chuyển hàng cồng kềnh và mức phạt tương ứng là điều cần thiết để mỗi cá nhân và doanh nghiệp vận tải có thể thực hiện đúng, tránh rủi ro pháp lý. Hãy liên hệ với Pháp lý xe qua số hotline nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về mức phạt chở hàng cồng kềnh hay các mức xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ.