Nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, cần có một văn bản thỏa thuận để ghi nhận những quy định quan trọng. Và vì thế mà hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong quá trình vận chuyển. Đến với Pháp lý xe để tìm hiểu thêm về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải qua bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải là gì?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên (thường là người gửi hàng và đơn vị vận chuyển) để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe tải. Hợp đồng này sẽ xác định các điều kiện, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như: số lượng hàng hóa, phí vận chuyển, thời gian giao hàng,…
2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải có các đặc điểm sau đây:
- Đây là một loại hợp đồng song vụ: tức là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Chẳng hạn như khi bên A thuê bên B vận chuyển hàng hóa thì bên A phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền vận chuyển cho bên B và bên B cũng có quyền yêu cầu bên A thanh toán tiền vận chuyển cho mình.
- Phương tiện vận chuyển: đây là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, cụ thể là bằng xe tải
- Đối tượng hợp đồng: hàng hóa
- Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản. Khi thực hiện hợp đồng văn bản sẽ đảm bảo tính pháp lý cao đồng thời là cơ sở chứng minh khi có tranh chấp xảy ra
- Mục đích hợp đồng: vận chuyển hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng xe tải, với các điều kiện, thời gian, giá cả và trách nhiệm đã được thỏa thuận.
- Chủ thể tham gia hợp đồng: bên thuê dịch vụ vận chuyển và bên cung cấp dịch vụ
- Hợp đồng có liên quan đến bên thứ ba: mặc dù không tham gia trực tiếp vào việc giao kết hợp đồng nhưng bên vận chuyển có thể giao đến bên thứ ba. Bên này có thể có quyền yêu cầu bên vận chuyển giao hàng đúng địa điểm và đúng thời hạn cho mình.
3. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—oOo—
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
(Số: …./HĐVC/…..)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam số 91/2015/QH13;
– Căn cứ Luật Thương mại của nước CHXHCN Việt Nam số 36/2005/QH11;
– Căn cứ vào sự thoả thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày…..tháng…..năm ….., tại ………………………………………………………………, chúng tôi gồm:
Bên A:
-Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):……………………………………………………
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………….. Fax:………………………………………..
– Số tài khoản:………………………………………………………………………………..
– Mã số thuế:………………………………………………………………………………….
– Đại diện:……………………………………..Chức vụ:………………………………….
– Giấy uỷ quyền số:…………………………………………………………………………
Viết ngày ……… tháng ……… năm ………. do …………………………. chức vụ ………………………………………….. ký (nếu có).
Bên B:
-Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):……………………………………………………
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………….. Fax:………………………………………..
– Số tài khoản:………………………………………………………………………………..
– Mã số thuế:………………………………………………………………………………….
– Đại diện:……………………………………..Chức vụ:………………………………….
– Giấy uỷ quyền số:…………………………………………………………………………
Viết ngày ……… tháng ……… năm ………. do …………………………. chức vụ ………………………………………….. ký (nếu có).
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển theo các điều khoản và điều kiện sau:
ĐIỀU 1. PHẠM VI DỊCH VỤ:
Bên A đồng ý thuê và Bên B đồng ý nhận cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho Bên A từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng có trên bảng báo giá.
ĐIỀU 2. GIÁ CƯỚC:
2.1 Cước dịch vụ: Theo bảng cước dịch vụ vận tải đường bộ tùy theo số lượng và địa chỉ giao hàng.
2.2 Trong trường hợp giá nhiên liệu tăng hoặc giảm, hai bên sẽ thương lượng và thống nhất mức cước mới phù hợp với tình hình thị trường.
ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A:
3.1 Bên A có quyền:
– Yêu cầu Bên B cung cấp các dịch vụ vận chuyển theo nội dung tại điều 1 và nhu cầu cung cấp dịch vụ khác theo thỏa thuận trước (những thỏa thuận trước đó không mâu thuẫn với nội dung của hợp đồng này).
– Được đền bù thiệt hại theo điều 8 của hợp đồng này.
– Yêu cầu Bên B cung cấp thông báo thanh toán cước và hóa đơn để thanh toán các dịch vụ vận chuyển.
– Yêu cầu Bên B cung cấp bảng kê cước phí dịch vụ vận chuyển.
– Bên A có quyền khiếu nại và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại (nếu có) trong quá trình sử dụng dịch vụ vận chuyển của Bên B.
3.2 Bên A có nghĩa vụ:
– Báo cho Bên B trước ……h ngày hôm trước căn cứ theo thời gian dự định giao hàng và cung cấp chính xác các thông tin liên quan đến hàng gửi (đối tượng nhận, địa điểm, mặt hàng,…)
– Kiểm tra và cung thông tin chính xác về hàng hóa, bao gồm giá trị, loại hàng, điều kiện vận chuyển, và các yêu cầu đặc biệt (nếu có)
– Kê khai trung thực danh sách hàng hóa về số lượng, chủng loại và đặc tính của hàng hóa. Đối với các loại hàng dễ vỡ, hàng hóa là chất lỏng, dễ cháy nổ, hàng hóa là lương thực, thực phẩm dễ hư hỏng, có giá trị cao phải có thông tin chỉ dẫn rõ ràng trên bao gói.
– Đảm bảo về giá trị pháp lý của hàng hóa gửi (hàng gửi không phải là hàng giả, hàng gian lận, hàng trốn thuế,…).
– Gửi kèm theo hàng hóa toàn bộ giấy tờ như hóa đơn, lệnh điều động, phiếu xuất kho… và các giấy tờ pháp lý khác liên quan đến hàng để xuất trình cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
– Sử dụng dịch vụ vận chuyển theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và các thỏa thuận giữa hai bên.
– Tổ chức giao-nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận. Kiểm tra hàng hóa và các chứng từ liên quan đến lô hàng tại thời điểm giao/nhận, ký nhận đầy đủ các chứng từ xác nhận việc giao/nhận hàng hoá. Trường hợp phát hiện thiếu hàng hay hàng hoá bị hư hỏng, thiếu hụt phải lập Biên bản xác nhận có sự ký nhận của người có thẩm quyền của hai bên. Trong trường hợp hàng hóa đã được chuyển tới địa chỉ nhận, nếu chậm chễ trong việc nhận hàng hoặc không có người nhận thì Bên A phải chịu chi phí bảo quản, lưu kho (nếu có) và chi phí vận chuyển hàng hóa ngược trở lại, đồng thời phải chịu mọi thiệt hại về những hư hỏng phát sinh do đặc tính của hàng hóa.
– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cước phí các dịch vụ đã sử dụng theo quy định và thỏa thuận tại hợp đồng này, kể cả trong thời gian xảy ra khiếu nại của hai bên.
– Khi có nhu cầu thay đổi địa chỉ, tên gọi của doanh nghiệp, điện thoại, số fax, mã số thuế…Bên A phải có văn bản gửi Bên B trước ít nhất ….. ngày để giải quyết.
– Tuân thủ Quy trình giao nhận hàng theo sự hướng dẫn của Bên B.
ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B:
4.1. Bên B có quyền:
– Yêu cầu Bên A thực hiện theo đúng các yêu cầu của Nhà nước về dịch vụ vận chuyển.
– Yêu cầu Bên A thanh toán cước phí đầy đủ, đúng hạn.
– Yêu cầu Bên A đóng gói hàng hóa, hoặc sử dụng các dịch vụ đóng gói đảm bảo (đóng gỗ, đóng xốp…) để bảo đảm an toàn cho các loại hàng hóa dễ bể, vỡ hoặc bị biến dạng.
– Từ chối nhận các mặt hàng cấm, các loại hàng hóa không có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định pháp luật.
– Yêu cầu Bên A kê khai chính xác, trung thực số lượng, chủng loại và đặc tính của hàng hóa. Bên B không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với các vấn đề liên quan đến những hàng hóa không được cung cấp thông tin theo yêu cầu.
4.2. Bên B có nghĩa vụ:
– Đảm bảo cung cấp các dịch vụ vận chuyển theo nội dung ở điều 1.
– Cử nhân viên và phương tiện phù hợp đến nhận hàng tại địa chỉ của Bên A (Đối với dịch vụ nhận tại địa chỉ khách hàng) ngay sau khi nhận đươc yêu cầu của Bên A.
– Nhận và giao hàng theo số lượng thùng, kiện…nguyên đai kiện theo đúng tên hàng số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn.
– Chịu trách nhiệm an toàn về hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
– Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển hoặc khi giao hàng Bên B có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan lập biên bản và phải thông báo ngay cho Bên A bằng văn bản để kịp thời xử lý.
– Đảm bảo chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn quy định và các thỏa thuận giữa hai bên theo hợp đồng.
– Đảm bảo an toàn, chính xác và bí mật thông tin của Bên A theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại cho Bên A theo điều 8 của hợp đồng này.
ĐIỀU 5. THANH TOÁN CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG:
– Thanh toán bằng chuyển khoản (bao gồm cả phí bảo hiểm)
– Hàng tháng, từ ngày …. đến ngày …., Bên B gửi cho Bên A hóa đơn và bảng kê chi tiết các lô hàng phát sinh trong tháng, Trong thời hạn ….. ngày (……..) ngày kể từ ngày nhận được Hóa đơn Giá trị Gia tăng và các chứng từ liên quan, Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản cước phí theo thông báo cho Bên B.
– Trong trường hợp chậm thanh toán quá …. (…..) ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn VAT và các chứng từ liên quan Bên A sẽ phải chịu lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng Vietcombank tương ứng với thời gian chậm thanh toán.
– Nếu sau …. ngày mà Bên A vẫn chưa thanh toán, Bên B sẽ tạm ngừng cung cấp toàn bộ dịch vụ và thực hiện việc khởi kiện sau …. ngày trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng phụ lục của bản hợp đồng này.
– Bên A phải chịu phí giao dịch khi thanh toán công nợ (bằng hình thức chuyển khoản) cho Bên B.
ĐIỀU 6. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG:
6.1. Bên A có quyền chấm dứt hợp đồng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này Bên A thông báo trước …. ngày cho Bên B bằng văn bản. Hợp đồng chính thức được chấm dứt hiệu lực kể từ khi Bên A và Bên B ký vào biên bản thanh lý hợp đồng.
6.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Sau …. ngày kể từ ngày tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo qui định tại khoản 2, khoản 4 điều 5 hợp đồng này mà Bên A vẫn chưa thanh toán hết nợ cước.
– Theo qui định của pháp luật.
6.3. Trong trường hợp Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng, Bên A vẫn phải thanh toán các khoản phí và nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác với Bên B. Bên B có quyền truy thu và khởi kiện nếu Bên A không chịu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
ĐIỀU 7. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM:
Bên B sẽ được miễn trừ các trách nhiệm được quy định tại hợp đồng này trong các trường hợp sau:
7.1. Xảy ra các trường hợp bất khả kháng:
– Các yếu tố do thiên tai, cháy, nổ.
– Chiến tranh, bạo động, khủng bố, cướp có tổ chức, có vũ khí.
– Đình công, bãi công.
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của Bên B.
– Thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước.
7.2. Bên A đã được thông báo trước về việc chậm thời gian toàn trình của hàng hóa.
7.3. Các trường hợp khác do lỗi của Bên A.
ĐIỀU 8. GIẢI QUYẾT CÁC BẤT THƯỜNG, KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP:
8.1. Khi Bên B nhận được bất kỳ khiếu nại nào của Bên A về việc hư hỏng, thất lạc, mất mát hàng hóa của Bên A, Bên B có trách nhiệm trả lời và đưa ra hướng giải quyết cho Bên A trong vòng …. ngày.
8.2. Điều kiện đền bù:
– Việc mất mát, hư hỏng, thất lạc hoàn toàn do lỗi của nhân viên Bên B;
– Có biên bản xác nhận về việc mất mát, hư hỏng, thất lạc hàng được người có thẩm quyền của hai Bên ký tại thời điểm giao hàng.
8.3. Mức đền bù với hàng hóa vận chuyển trong nước:
– Hàng gửi bị mất hoặc hư hại hoàn toàn: Bồi thường ….% giá trị hàng hóa mất mát, hư hỏng được căn cứ vào đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT mà Bên A xuất bán cho khách hàng.
– Hàng gửi bị hư hại hoặc mất mát một phần: Mức bồi thường được xác định dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế và mức thiệt hại được tính theo giá thị trường đối với vật phẩm, hàng hóa cùng loại tại địa điểm và thời điểm mà hàng gửi/vật gửi đó được chấp nhận, nhưng không vượt quá mức bồi thường trong trường hợp hàng gửi/vật gửi bị mất hoặc hư hại hoàn toàn.
8.4. Trường hợp mất hóa đơn đền bù theo quy định bộ tài chính.
8.5. Khi có tổn thất phát sinh, tiền bồi thường sẽ được Bên B trả cho Bên A trong vòng …. ngày kể từ ngày hai Bên đạt được thỏa thuận, hoặc theo sự phán quyết của tòa án.
ĐIỀU 9. ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
9.1. Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi bằng văn bản tìm giải pháp thích hợp;
9.2. Các tranh chấp thuộc phạm vi thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng sẽ được các bên cùng xem xét, giải quyết, nếu không thống nhất được các bên có quyền đưa ra tòa án có thẩm quyền tại ……………. giải quyết, quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
9.3. Hợp đồng này được dẫn chiếu bởi pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tiếng Việt là ngôn ngữ tham chiếu để giải quyết tranh chấp.
ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
10.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi hai bên cùng nhất trí thanh lý hợp đồng bằng văn bản.
10.2. Hợp đồng này, các phụ lục bổ sung khác (nếu có) được hai bên ký kết trong quá trình thực hiện hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng này và các bên phải có nghĩa vụ chấp hành.
10.3. Hợp đồng này được tiến hành theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo tình hình thực tế của Bên B và những thoả thuận được thống nhất bằng văn bản trong quá trình thực hiện.
10.4. Hợp đồng được soạn thảo (02) hai bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ (01) hai bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
>>>> Tải mẫu hợp đồng tại đây
4. Các trường hợp cần sử dụng hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một văn bản pháp lý quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các bên. Việc sử dụng hợp đồng này giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo rằng các điều khoản về vận chuyển được thực hiện đầy đủ và chính xác. Dưới đây là một số trường hợp cần sử dụng hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
- Vận chuyển hàng hóa giữa các bên không quen biết: Khi hai bên (người gửi và người nhận) không có mối quan hệ lâu dài hoặc không tin tưởng hoàn toàn vào nhau, việc sử dụng hợp đồng vận chuyển sẽ giúp xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên.
- Vận chuyển hàng hóa có giá trị lớn: Đối với những lô hàng có giá trị lớn, việc ký kết hợp đồng là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của cả người gửi và người vận chuyển. Hợp đồng sẽ quy định cụ thể về bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường khi có sự cố xảy ra.
- Vận chuyển hàng hóa có tính chất đặc biệt: Các loại hàng hóa dễ hư hỏng, dễ vỡ, hoặc cần bảo quản đặc biệt (như thực phẩm, dược phẩm, vật liệu dễ cháy nổ) cần phải có hợp đồng để đảm bảo việc bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
4. Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải có bắt buộc phải viết bằng văn bản không?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các bên và dễ dàng giải quyết tranh chấp thì nên xác lập thành văn bản.
Nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua (bên thứ ba) kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Có thể thay đổi điều kiện trong hợp đồng vận chuyển khi đã ký kết không?
Có thể thay đổi điều kiện hợp đồng nếu cả hai bên đồng ý. Các thay đổi này phải được ghi nhận bằng văn bản và ký kết lại để đảm bảo tính hợp pháp. Ví dụ, thay đổi về thời gian giao hàng, giá cước, hoặc điều kiện vận chuyển
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn biết về các thông tin về “Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải”. Nếu như có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, các bạn hãy liên hệ đến Pháp lý xe để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.