Trong những năm gần đây, vận tải đa phương thức đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu trong ngành logistics. Nhu cầu đa dạng của khách hàng đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Bài viết này sẽ phân tích những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức và những cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp.
1. Kinh doanh vận tải đa phương thức là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP thì vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Kinh doanh vận tải đa phương thức là hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng sự kết hợp của ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, như đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt. Trong hình thức vận tải này, một đơn vị vận tải sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng, bất kể số lượng phương thức vận tải được sử dụng.
Ví dụ: Một lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể được vận chuyển bằng container từ nhà máy đến cảng biển, sau đó được xếp lên tàu biển đi Mỹ, và cuối cùng được vận chuyển bằng xe tải đến kho hàng của khách hàng. Toàn bộ quá trình này được thực hiện dưới một hợp đồng vận tải duy nhất và do một công ty vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm.
2. Mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức
Mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ dựa vào bản mã ngành ban hành theo quy định tại quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Cụ thể:
Mã ngành | Tên ngành |
4933 | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng; vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng); vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ loại khác; vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ; vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác) |
4940 | Vận tải đường ống |
5012 | Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương (Chi tiết: vận tải hàng hóa ven biển; vận tải hàng hóa viễn dương) |
5022 | Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa |
5120 | Vận tải hàng hóa hàng không (Chi tiết: Vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến và lịch trình cố định; vận tải hàng hóa hàng không loại khác) |
5210 | Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Chi tiết: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan; Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan); Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho loại khác) |
5221 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt |
5222 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy |
5223 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không |
5224 | Bốc xếp hàng hóa (Chi tiết: bốc xếp hàng hóa ga đường sắt; bốc xếp hàng hóa đường bộ; bốc xếp hàng hóa cảng sông; bốc xếp hàng hóa cảng hàng không; bốc xếp hàng hóa loại khác |
5229 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Chi tiết: dịch vụ đại lý giao nhận vận chuyển; Logistic; dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu |
3. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
Tại Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP (sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
(2) Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
4. Câu hỏi thường gặp
Mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức là gì và có ý nghĩa như thế nào?
Mã ngành là một dãy số dùng để phân loại và định danh hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức. Nó giúp các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng và đối tác dễ dàng xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Mã ngành này có thay đổi theo thời gian không?
Có, mã ngành có thể được điều chỉnh theo các quy định mới của pháp luật và sự phát triển của ngành vận tải. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo mình đang sử dụng mã ngành chính xác.
Làm sao để biết mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức của mình?
Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web của cơ quan quản lý nhà nước, hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia kế toán, luật sư.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đền nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com