Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu?

Tốc độ là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn giao thông, nhưng nhiều người vẫn mắc phải lỗi vi phạm khi vượt quá giới hạn tốc độ cho phép. Một trong những trường hợp phổ biến là lỗi chạy quá tốc độ 65 50. Vậy khi vi phạm lỗi này, người lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng ACC Pháp lý xe tìm hiểu chi tiết về mức phạt, các quy định liên quan và cách tránh vi phạm trong bài viết dưới đây.

Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu
Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu

1. Quy định về tốc độ tối đa khi tham gia giao thông

Căn cứ Điều 6, 7, 8, 9 của Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT) quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ như sau:

1.1. Tốc độ tối đa của xe máy (xe mô tô) 

Trong khu vực đông dân cư:

  • Đối với đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60 km/h.
  • Đối với đường hai chiều hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50 km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư:

  • Đối với đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 70 km/h.
  • Đối với đường hai chiều hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 60 km/h.

1.2. Tốc độ tối đa của xe gắn máy 

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT thì xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông: Tốc độ tối đa không quá 40 km/h. 

1.3. Tốc độ tối đa của xe ô tô 

Trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

  • Đối với đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60 km/h.
  • Đối với đường hai chiều hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50 km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Trường hợp quy định tốc độ tối đa ngoài khu vực đông dân cư được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Loại xe Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. 90 80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 80 70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). 70 60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. 60 50

Trên đường cao tốc: Đối với trường hợp điều khiển phương tiện trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa không vượt quá 120 km/h.

Theo đó, quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT) về tốc độ tối đa cho phép đối với các phương tiện tham gia giao thông được quy định đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.

2. Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu? 

Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu
Lỗi quá tốc độ 65 50 phạt bao nhiêu

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và đưa ra các mức phạt chi tiết đối với hành vi vi phạm tốc độ, cụ thể như sau:

2.1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô

Quy định về mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô như sau:

  • Theo điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, trừ 02 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX). 
  • Theo điểm a khoản 10 và điểm đ khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nếu điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định và gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng, trừ 10 điểm trên GPLX.

2.2. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe mô tô, xe gắn máy

Quy định về mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe mô tô và xe gắn máy như sau:

  • Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, không trừ điểm GPLX. 
  • Theo điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chạy quá tốc độ và gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
  • Theo điểm b khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên và chạy quá tốc độ quy định: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2.3. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Quy định về mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dùng như sau:

  • Theo điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Theo điểm a khoản 8 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nếu điều khiển xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ và gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng. 

Theo những điều luật trên, lỗi quá tốc độ 65 50 có thể bị phạt tùy vào loại xe với mức phạt tương ứng của lỗi vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h như sau:

  • Nếu là xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, trừ 02 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX). 
  • Nếu là xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, không trừ điểm GPLX. 
  • Nếu là xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

>> Tham khảo Quá tốc độ 9km phạt bao nhiêu? tại đây.

3. Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông 

Theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các bước nộp phạt vi phạm hành chính đối với lỗi chạy quá tốc độ như sau:

Bước 1: Khi bạn được xác định là vi phạm lỗi quá tốc độ và có hình ảnh vi phạm ghi nhận thì bạn sẽ bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Sau đó, Cảnh sát giao thông thông báo ngày hẹn (được ghi trong biên bản) để bạn lên nhận quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Bước 2: Bạn đến Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi bao gồm: chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản chính) và biên bản vi phạm hành chính.

Bước 3: Khi nhận được quyết định xử lý vi phạm, bạn cần mang đến Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt.

Bước 4: Nhận được biên lai thu tiền được Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng cấp thì bạn mang biên lai quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện vi phạm bị tạm giữ.

Như vậy, nếu bạn bị áp dụng hình thức xử phạt tiền thì chỉ cần mang theo chứng minh thư và biên bản xử phạt ra bưu điện để có thể tra cứu thông tin và nộp phạt. Còn nếu bạn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như tạm giữ phương tiện, thu giấy phép lái xe,… thì phải thực hiện theo thủ tục nộp phạt được hướng dẫn ở trên.

>> Tìm hiểu thêm Xe cấp cứu có bị bắn tốc độ và xử phạt không? ở đây.

4. Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể bị phạt nặng hơn nếu vi phạm tốc độ trong khu vực đông dân cư không?

Có. Vi phạm tốc độ trong khu vực đông dân cư, như gần trường học, bệnh viện, hay khu vực có nhiều người qua lại sẽ bị phạt nặng hơn. Tùy vào mức độ vi phạm, hình thức xử phạt có thể nặng hơn và mức phạt có thể tăng lên.

Vi phạm tốc độ có bị ghi vào lý lịch lái xe không?

Có. Vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm tốc độ, sẽ được ghi vào cơ sở dữ liệu của cơ quan công an. Nếu bạn liên tục vi phạm hoặc tái phạm, điều này có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn hoặc cấp lại giấy phép lái xe.

Có thể bị phạt nếu lái xe vượt tốc độ trong điều kiện thời tiết xấu (mưa, sương mù)?

Có. Dù điều kiện thời tiết xấu, bạn vẫn phải tuân thủ giới hạn tốc độ. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh tốc độ thấp hơn nếu thời tiết không thuận lợi, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Cảnh sát có thể căn cứ vào tình huống thực tế để đưa ra quyết định xử phạt, đặc biệt nếu bạn vi phạm quá tốc độ cho phép.

Hy vọng những thông tin mà ACC Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp độc giả hiểu được về quy định đối với lỗi quá tốc độ 65 50. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận được câu trả lời sớm nhất.

Bài viết liên quan