Lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo nghị định mới?

Vượt đèn đỏ là một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao. Với sự ra đời của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức xử phạt cho hành vi này đã được điều chỉnh để nâng cao ý thức của người dân, nhiều người thắc mắc Lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo nghị định mới? Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu chi tiết các quy định mới về mức phạt nguội vượt đèn đỏ trong bài viết này.

lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ
lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ

1. Lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo nghị định mới? 

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.

Từ ngày 1/1/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nguội đối với hành vi vượt đèn đỏ đã được điều chỉnh tăng đáng kể nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân. Đối với mỗi loại phương tiện khác nhau và mức nghiêm trọng của hành vi gây ra thì mức xử phạt cũng có sự khác biệt nhất định.

1.1. Mức phạt đối với xe ô tô

Căn cứ theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt cho người điều khiển xe ô tô khi vượt đèn đỏ là:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 18.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Trường hợp người đi xe ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định này:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 20.000.000 đến 22.000.000 đồng.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định này như sau:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Trừ 4 điểm GPLX.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông: Trừ 10 điểm GPLX.

1.2. Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy

Căn cứ theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi vượt đèn đỏ là:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Trường hợp người đi xe máy vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định này:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 10.000.000 đến 14.000.000 đồng.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định này như sau:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Trừ 4 điểm GPLX.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông: Trừ 10 điểm GPLX.

1.3. Mức phạt đối với xe máy chuyên dùng

Căn cứ theo điểm c khoản 7 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt cho người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ là:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.

Trường hợp người đi xe máy vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 8 Nghị định này:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 14.000.000 đến 16.000.000 đồng.

1.4. Mức phạt đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác 

Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt cho người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác khi vượt đèn đỏ là:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 150.000 đến 200.000 đồng.

>>>> Xem thêm bài viết về Tổng hợp các quy định xử phạt vi phạm giao thông

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm

Theo Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 1 năm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định hành vi vi phạm
01 năm Từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt theo quy định trong thời hạn đó
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng.

Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Cách xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện

  • Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.

3. Cách tra cứu phạt nguội khi vượt đèn đỏ

Hệ thống phạt nguội là một phương thức xử phạt vi phạm giao thông thông qua các camera giám sát, giúp lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện và xử lý các vi phạm mà không cần gặp mặt trực tiếp với người vi phạm.

Để tiến hành tra cứu phạt nguội, người dân có thể tiến hành theo một trong các cách sau:

Cách 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/..

  • Truy cập vào link và điền thông tin vào mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” ở bên phải màn hình.

 

  • Tại mục tra cứu nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn phương tiện (ôtô hoặc xe máy)
  • Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)
  • Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Cách 2: Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách 3: Tra cứu phạt nguội trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cách 4: Tải các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên nền tảng Android và IOS để tra cứu như: Tra cứu phạt nguội; Tra cứu phạt nguội toàn quốc; Tra phạt nguội; Kgo – Ôn GPLX, tra phạt nguội; Tra cứu phạt nguội Ô tô – Xe máy…

Cách 5: Tra cứu tại các trang web địa phương

  • Tra cứu phạt nguội Hà Nội: (https://csgt.congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-phuong-tien-gt)
  • Tra cứu phạt nguội Thành phố Hồ Chí Minh: (http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/tra-cuu-vi-pham)
  • Tra cứu phạt nguội Đà Nẵng: (https://vpgtcatp.danang.gov.vn/)

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội. Sau khi tra cứu chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện có thể liên hệ địa chỉ, số điện thoại để giải quyết xử lý tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm.

Người bị vi phạm có quyền xem hình ảnh chứng minh lỗi vi phạm vượt đèn đỏ, sau đó chấp hành việc nộp phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư 73/2024/TT-BCA.

>> Xem thêm bài viết Hướng dẫn kiểm tra phạt nguội phương tiện giao thông tại Quảng Nam

lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ
lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ

4. Câu hỏi thường gặp

Nếu không nộp phạt nguội thì sẽ như thế nào?

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung 2020).

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông dựa trên hình ảnh, video được ghi lại bởi các thiết bị giám sát như camera, sau đó cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo vi phạm đến chủ phương tiện.

Thời hạn nộp phạt nguội là bao lâu?

Sau khi nhận được thông báo vi phạm, người vi phạm cần nộp phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn này mà không nộp phạt, sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Nếu không nhận được thông báo phạt nguội thì sao?

Trong trường hợp không nhận được thông báo, chủ phương tiện nên chủ động tra cứu thông tin phạt nguội định kỳ để tránh các rắc rối khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến phương tiện.

Việc tăng mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Lỗi phạt nguội vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo nghị định mới? Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận được câu trả lời sớm nhất. 

 

Bài viết liên quan