Trong khi tham gia giao thông, việc tuân thủ quy tắc về đèn chiếu sáng đường là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu không bật đèn xe máy khi cần thiết, bạn có thể bị xử phạt theo quy định hiện hành. Vậy Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu? Bài viết sau Pháp lý xe sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phạt lỗi này cũng như những điều bạn cần biết.
1. Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì hành vi không bật đèn xe máy phải chịu mức phạt như sau:
Phương tiện | Mức phạt không bật đèn xe máy | Căn cứ pháp lý |
Xe máy | 200.000 đến 400.000 đồng | điểm g khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Xe máy chuyên dùng | 800.000 đến 1.000.000 đồng | điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Vậy khi không bật đèn xe máy trong trường hợp theo quy định của pháp luật thì sẽ chịu mức phạt được quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này. Đối với xe máy mức phạt là 200.000 đến 400.000 đồng còn đối với xe máy chuyên dùng là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
Đặc biệt nếu người điều khiển xe máy không bật đèn chiếu sáng gây tai nạn giao thông thì mức phạt có thể nâng lên:
Phương tiện | Mức phạt không bật đèn xe máy gây tai nạn giao thông | Căn cứ pháp lý |
Xe máy | Phạt tiền từ 10.000.000 đến 14.000.000 đồng. | điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Xe máy chuyên dùng | Phạt tiền từ 14.000.000 đến 16.000.000 đồng | điểm d khoản 8 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Vậy trong trường hợp hành vi xe máy không bật đèn chiếu sáng mà gây tai nạn giao thông thì đối với xe máy mức phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đến 14.000.000 đồng. còn đối với xe máy chuyên dùng là phạt tiền từ 14.000.000 đến 16.000.000 đồng.
>>>> Xem thêm bài viết Theo Nghị định 168/2024 đèn đỏ có được quay đầu không?
2. Quy định về việc bật đèn xe máy
Theo Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025 người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước phải bật đèn chiếu sáng trong các trường hợp sau:
- Bật đầy đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau
- Bật đầy đủ đèn chiếu sáng khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Trước đây, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Nghị định mới đã nâng mức hình phạt và bắt buộc người điều khiển xe máy phải bật đèn chiếu sáng từ 18 giờ sáng đến 06 giờ hôm sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên đường.
3. Hậu quả của việc không bật đèn xe máy
Việc không bật đèn xe máy không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn có thể gây ra một số hậu quả sau:
- Việc không bật đèn khi trời tối làm giảm khả năng quan sát và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
- Người vi phạm sẽ bị phạt tiền theo quy định, gây ảnh hưởng đến tài chính cá nhân khi bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Gây cản trở cho các phương tiện khác khi di chuyển trong điều kiện thiếu sáng.
- Tăng độ phức tạp cho giao thông khi các xe khác khó nhận diện phương tiện cùng làn.
- Trong trường hợp gây tai nạn, người không bật đèn có thể bị xem xét trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc hơn.
>>>> Xem thêm bài viết đỗ xe sai quy định có bị giữ bằng không?
4. Câu hỏi thường gặp
Có bắt buộc phải bật đèn xe máy ban ngày không?
Bắt buộc trong trường hợp các điều kiện đường xá hoặc thời tiết đặc biệt (như sương mù, mưa lớn), còn trong điều kiện thời tiết bình thường Luật chưa bắt buộc người đi xe phải bật đèn ban ngày.
Quên bật đèn xe máy ban đêm có bị phạt không?
Dù hành vi quên hay cố ý, người vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định. Đối với xe máy mức phạt là 200.000 đến 400.000 đồng còn đối với xe máy chuyên dùng là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Các đèn nào được xem là hợp lệ trong khung giờ quy định?
Đèn chiếu gần và chiếu xa được xác nhận hợp lệ khi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông.
Không bật đèn xe máy theo quy định không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn dẫn đến việc xử phạt vi phạm hành chính. Hiểu rõ quy định và tuân thủ chính là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu? Hãy luôn nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông để xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.