Lỗi không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?

Việc điều khiển xe ô tô mà không có bằng lái là một hành vi vi phạm nghiêm trọng trong luật giao thông đường bộ nhưng vẫn có không ít người tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng bằng lái giả, điều này không chỉ gây nguy hiểm mà còn phải chịu mức phạt nghiêm khắc. Vậy cùng Pháp lý xe tìm hiểu xem lỗi không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu trong bài viết này nhé!

Lỗi không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?
Lỗi không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?

1. Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe (hay còn gọi là giấy phép lái xe) là một loại giấy tờ hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chứng nhận rằng người sở hữu đã đạt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để điều khiển phương tiện giao thông (như ô tô, xe máy, xe tải,…) trên các tuyến đường công cộng một cách an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bằng lái xe được cấp sau khi người lái đã hoàn thành quá trình học tập, thi lý thuyết và thực hành lái xe, đảm bảo đủ khả năng tham gia giao thông mà không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Bằng lái xe có thể có nhiều hạng khác nhau tùy thuộc vào loại phương tiện mà người sở hữu được phép lái, như bằng lái ô tô (B1, B2, C), xe máy (A1, A2), xe khách, xe tải,…

Căn cứ khoản 5 đến khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các hạng bằng lái xe ô tô bao gồm:

  • Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
  • Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
  • Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

  • Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
  • Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  • Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  • Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  • Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về các hạng của Giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 01/01/2025, cụ thể như sau:

STT Hạng GPLX Đối tượng cấp
1 A1 Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW
2 A Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh  trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
3 B1 Người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
4 B Người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg
5 C1 Người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B
6 C Người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1
7 D1 Người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C
8 D2 Người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1
9 D Người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2
10 BE Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
11 C1E Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
12 CE Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
13 D1E Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
14 D2E Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
15 DE Người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa

>>> Tìm hiểu chi tiết về Nội dung thi bằng lái xe ô tô gồm những gì? do Pháp lý xe giải đáp.

2. Mức phạt lỗi không bằng lái xe đối với ô tô

Mức phạt lỗi không bằng lái xe đối với ô tô
Mức phạt lỗi không bằng lái xe đối với ô tô

Lỗi không bằng lái xe ô tô có thể hiểu là bao gồm hai trường hợp không có bằng lái xe hoặc không mang bằng lái xe. Cụ thể về hai trường hợp:

  • Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô kinh doanh vận tải không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này”
  • Căn điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm một trong các hành vi sau đây:

[…]

  1. b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực.”

Như vậy, đối với xe ô tô thì  không bằng lái xe hoặc không mang theo bằng lái xe thì:

STT Lỗi vi phạm Mức phạt
1 Không mang theo bằng lái xe Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
2 Không có bằng lái xe Bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.00.000 đồng.

Đối với trường hợp không mang theo bằng lái xe, dựa vào khoản 3 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định cách chứng minh với cơ quan chức năng rằng mình không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao như sau: 

– Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định;

– Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

– Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

Lưu ý: Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Như vậy, nếu quên mang bằng lái, người tham gia giao thông chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn.

Tuy nhiên, hiện nay cá nhân có thể sử dụng giấy tờ xe tích hợp trên VNeID để xuất trình khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ.

Trên đây là mức phạt lỗi không bằng lái xe hoặc không mang theo bằng lái xe áp dụng từ ngày 01/01/2025 đối với người điều khiển xe ô tô hay các loại xe tương tự xe ô tô được quy định rõ trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 

3. Điều kiện để được cấp bằng lái xe ô tô 

Theo quy định tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
  • Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Bên cạnh đó, người xin cấp bằng lái xe ô tô cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghĩa là phải có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của mình.

4. Bằng lái xe có cần thiết khi tham gia giao thông không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật trật tự, an toàn giao thông 2024, một trong những điều kiện về giấy tờ để cá nhân có thể tham giao thông là giấy phép lái xe (bằng lái xe) phù hợp với loại xe đang điều khiển. 

Bằng lái xe sẽ được cấp tương ứng với các loại phương tiện cụ thể tại Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024. Tuy nhiên, đối với một số phương tiện giao thông đặc biệt thì có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không cần bằng lái xe. 

Tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 đã quy định rõ điều kiện về độ tuổi và sức khỏe để điều khiển một số phương tiện nhất định. Trong đó, người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy mà không cần điều kiện về bằng lái xe. Do đó, có những trường hợp có thể tham gia giao thông mà không cần bằng lái xe bao gồm: 

  • Xe đạp;
  • Xe đạp điện và xe máy điện dưới 50cc;
  • Xe lăn điện dành cho người khuyết tật;
  • Xe máy công suất dưới 50cc;
  • Xe thô sơ (xe kéo, xe đẩy, xe chở hàng,…);
  • Xe có động cơ dưới giới hạn quy định (xe tay ga dưới 50cc).

Mặc dù có một số phương tiện không yêu cầu bằng lái, người điều khiển vẫn cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông vì việc nắm rõ các quy định pháp luật không chỉ giúp bạn di chuyển an toàn mà còn tránh vi phạm giao thông không đáng có. Đồng thời phải đội mũ bảo hiểm, chú ý đến biển báo và luôn giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông để tránh các rủi ro pháp lý xảy ra.

Tóm lại, bằng lái xe là một loại giấy tờ bắt buộc phải có (trừ một số phương tiện đặc biệt) để đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

>>> Cập nhật thông tin mới nhất: Từ ngày 1-1-2025, quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe tại đây. 

5. Câu hỏi thường gặp

Có thể lái xe khi chưa có bằng lái không?

Không. Lái xe mà không có bằng lái là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị tạm giữ phương tiện.

Bằng lái xe có thể sử dụng để lái xe ở nước ngoài không?

Có thể. Tùy vào quốc gia mà bạn đến, một số quốc gia chấp nhận bằng lái xe Việt Nam (đặc biệt nếu có quốc tịch Việt Nam), nhưng một số quốc gia yêu cầu phải có bằng lái quốc tế hoặc giấy phép lái xe hợp lệ từ quốc gia đó.

Bằng lái xe hết hạn có bị phạt không?

Có thể. Nếu bằng lái xe hết hạn mà bạn vẫn sử dụng để lái xe, bạn có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu bạn làm thủ tục gia hạn trước khi hết hạn, sẽ không bị phạt.

Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp sẽ hữu ích với bạn, có thể thấy câu hỏi lỗi không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu đã được giải đáp. Sau khi đọc bài viết, nếu bạn không hiểu phần nào hay có thắc mắc liên quan đến bài viết và các vấn đề liên quan thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để nhận được câu trả lời sớm nhất. 

Bài viết liên quan