Quy định về lắp đặt biển báo giao thông

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, việc tuân thủ quy định về lắp đặt biển báo giao thông rất quan trọng vì nó đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vậy trong bài viết này, Pháp lý xe sẽ cung cấp cho bạn về quy định của pháp luật về lắp đặt biển báo giao thông theo quy định được ban hành mới nhất. 

Quy định về lắp đặt biển báo giao thông
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông

1. Định nghĩa biển báo giao thông

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: 

Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.”

Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
  • Hiệu lệnh của biển báo giao thông.
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.

>>> Đọc thêm: Biển báo giao thông dành cho người đi bộ tại đây. 

2. Quy định về lắp đặt biển báo giao thông 

Quy định về lắp đặt biển báo giao thông
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Đường bộ 2024 quy định cách lắp biển báo giao thông như sau: 

3. Nguyên tắc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:

  1. a) Mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi;
  2. b) Được đặt về phía bên phải hoặc phía trên phần đường xe chạy. Trong một số trường hợp cụ thể có thể đặt bổ sung biển báo ở phía bên trái theo chiều đi để chỉ dẫn, báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ;
  3. c) Đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát và thực hiện;
  4. d) Biển phụ được sử dụng kết hợp để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Theo quy định được nêu ở trên, có thể nhận thấy khi lắp đặt biển báo giao thông, cơ quan chức năng cần tuân thủ nguyên tắc pháp luật về các yếu tố như: hướng mặt biển hướng, vị trí đặt không cản trở giao thông, vị trí đặt phù hợp cho tầm nhìn của người tham gia giao thông và sử dụng kết hợp với biển để thể hiện rõ nội dung biển báo chính tránh khiến người tham gia giao thông không hiểu rõ về hiệu lệnh của biển báo chính. 

Tóm lại, khi lắp đặt biển báo giao thông cần tuân theo các nguyên tắc nói trên để tránh gây rủi ro pháp lý cho cơ quan chức năng cũng như những người tham gia giao thông. 

3. Vị trí đặt biển báo giao thông

Căn cứ theo Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vị trí đặt biển báo giao thông đường bộ như sau:

  • Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tố, thay đổi hướng hoặc có sự kiện bất ngờ xảy ra do yếu tố khách quan như: chói mắt, mưa lớn cản trở việc lưu thông,…nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
  • Biển báo phải được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi, vị trí biển có thể ở phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Tùy từng trường hợp, có thể sử dụng biển báo bổ sung ở bên trái theo chiều đi nhằm thể hiện nội dung biển báo chính rõ ràng hơn.
  • Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách giữa mép ngoài của biển theo phương ngang đường với mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m.
  • Với khu vực không có lề đường, hè đường, những đoạn đường khuất tầm nhìn hoặc một số trường hợp đặc biệt khác thì được phép điều chỉnh biển báo theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5m.

Như vậy, khi lắp đặt biển báo giao thông, cơ quan chức năng cần chú ý về vị trí lắp đặt theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo người tham gia giao thông có thể dễ dàng nhận diện và tuân thủ.

>>> Tìm hiểu về Ý nghĩa của biển báo giao thông hình thoi.

4. Câu hỏi thường gặp

Biển báo giao thông có bị xử phạt khi lắp đặt sai quy định không?

Có. Việc lắp đặt biển báo giao thông sai quy định có thể bị xử phạt hành chính. Cơ quan chức năng có thể yêu cầu tháo dỡ hoặc sửa chữa các biển báo không đúng quy chuẩn.

Có quy định nào về việc lắp đặt biển báo tại các khu dân cư?

Có. Các quy định về việc lắp đặt biển báo tại khu vực dân cư yêu cầu các biển báo giao thông cần phù hợp với tình hình giao thông và đảm bảo an toàn cho người dân. Các biển báo sẽ được lắp đặt tại những vị trí có lưu lượng giao thông cao hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn.

Làm thế nào để người dân có thể phản ánh về biển báo giao thông không hợp lý?

Người dân có thể phản ánh về các biển báo giao thông không hợp lý thông qua các kênh của chính quyền địa phương hoặc các cơ quan quản lý giao thông như Sở Giao thông Vận tải. Các cơ quan này sẽ xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết.

Trên đây là quy định về lắp đặt biển báo giao thôngPháp lý xe đã cung cấp cho bạn, chúng tôi đã đưa ra quy định và những căn cứ pháp lý có liên quan để bạn hiểu rõ về việc lắp đặt biển báo giao thông cần lưu ý điều gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để nhận được tư vấn nhanh chóng, chính xác và thuận tiện. 

Bài viết liên quan