Kinh doanh vận tải hành khách: Điều kiện và quy định liên quan

Ngành vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối giao thương và phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Kinh doanh vận tải hành khách: Điều kiện và quy định liên quan về vấn đề này.

Kinh doanh vận tải hành khách: Điều kiện và quy định liên quan

1. Kinh doanh vận tải hành khách là gì?

Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định khái niệm kinh doanh vận tải hành khách như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 66 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

Kinh doanh vận tải hành khách là gì?

2. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

  • Đơn vị kinh doanh phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp xe theo hợp đồng thuê phương tiện hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định. Nếu xe thuộc quyền sở hữu của thành viên hợp tác xã thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên đó theo quy định;
  • Sức chứa của xe khi tính luôn cả tài xế phải từ 9 chỗ trở lên (trường hợp kinh doanh vận tải bằng xe buýt hoặc kinh doanh vận tải theo tuyến cố định);
  • Niên hạn sử dụng tính từ năm sản xuất của xe đảm bảo:

>> Không vượt quá 12 năm:

  • Xe kinh doanh vận tải là xe taxi;
  • Xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm tài xế) dùng hợp đồng điện tử.

>> Không vượt quá 15 năm:

  • Xe kinh doanh vận tải khách du lịch;
  • Xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có tuyến cự ly hoạt động trên 300km;
  • Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có cự ly hành trình hoạt động trên 300km.

>> Không vượt quá 20 năm:

  • Xe kinh doanh vận tải hành khách là xe buýt;
  • Xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có tuyến cự ly hoạt động từ 300km trở xuống;
  • Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có cự ly hành trình hoạt động từ 300km trở xuống.
  • Xe ô tô có từ 9 chỗ trở lên (bao gồm tài xế) phải lắp camera hành trình theo quy định tương tự đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

3. Kinh doanh vận tải hành khách có những quy định gì?

Theo quy định tại Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách:

3.1. Quyền của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách

Chủ thể kinh doanh vận tải hành khách có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

+ Thu cước, phí vận tải;

+ Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

3.2. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách

Chủ thể kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ

+ Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

+ Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

+ Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

+ Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

+ Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

( Khoản 2, Điều 69 Luật giao thông đường bộ 2008)

Kinh doanh vận tải hành khách có những quy định gì?

4. Những điều kiện bổ sung về kinh doanh vận tải hành khách

4.1. Bổ sung thêm điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) thì điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:

– Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng tính từ năm sản xuất như sau:

+ Đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét: không quá 15 năm;

+ Đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống: không quá 20 năm.

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

– Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất);

– Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng tính từ năm sản xuất như sau:

+ Đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 km: không quá 15 năm;

+ Đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 km trở xuống: không quá 20 năm.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

Ngoài ra, khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP còn bổ sung thêm 02 điều kiện áp dụng với việc kinh doanh vận tải bao gồm:

– Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách;

– Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

4.2. Các điều kiện về giám sát hành trình của xe

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo qua chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

– Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

– Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe như sau:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông;

– Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo:

– Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km;

– Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 km.

Các điều kiện về giám sát hành trình của xe

5. Mọi người cũng hỏi

Ai có thể kinh doanh vận tải hành khách?

Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Doanh nghiệp vận tải: Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh: Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về hộ kinh doanh.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách?

Có 3 nhóm điều kiện chính:

Về tổ chức, cá nhân:

  • Có năng lực pháp lý.
  • Có đủ điều kiện về tài chính.
  • Có trụ sở hoạt động.
  • Có người điều hành hoạt động vận tải.

Về phương tiện:

  • Đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn về kích thước, sức chứa, chỗ ngồi.
  • Có bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Về nhân sự:

  • Có đội ngũ lái xe.
  • Có nhân viên phục vụ hành khách.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải hành khách gồm những gì?

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính.
  • Giấy tờ chứng minh trụ sở hoạt động.
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân, trình độ chuyên môn của người điều hành hoạt động vận tải.
  • Giấy tờ chứng minh về phương tiện.
  • Giấy tờ chứng minh về nhân sự.

Thủ tục nộp hồ sơ và thời gian giải quyết?

Thủ tục:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở.
  • Hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian giải quyết:

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Phí đăng ký kinh doanh vận tải hành khách?

Phí đăng ký kinh doanh vận tải hành khách được quy định tại Thông tư 49/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ngành vận tải hành khách có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có tiềm năng phát triển lớn. Việc nghiên cứu về kinh doanh vận tải hành khách là rất cần thiết để góp phần phát triển ngành này một cách hiệu quả, bền vững và an toàn. Pháp Lý Xe xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết Kinh doanh vận tải hành khách: Điều kiện và quy định liên quan.

Bài viết liên quan