Kích thước biển báo giao thông đường bộ

Khi di chuyển trên các tuyến đường, biển báo giao thông là công cụ không thể thiếu giúp người tham gia giao thông tuân thủ quy định, phòng tránh nguy hiểm và duy trì trật tự giao thông. Tuy nhiên, ngoài nội dung và hình thức, kích thước của biển báo cũng có vai trò quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu rõ hơn về kích thước biển báo giao thông đường bộ cũng như các quy định liên quan nhé. 

Kích thước biển báo giao thông đường bộ
Kích thước biển báo giao thông đường bộ

1. Các loại biển báo giao thông đường bộ

Căn cứ khoản 5 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về các loại biển báo giao thông đường bộ cũng như về ý nghĩa sử dụng của từng loại biển báo đó như sau:

Các loại biển báo giao thông đường bộ
Các loại biển báo giao thông đường bộ
  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành.
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Như vậy, biển báo giao thông đường bộ bao gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ đề bổ sung nội dung cho các biển báo chính. 

2. Quy định về kích thước biển báo giao thông đường bộ

Để nhận diện rõ về các loại biển báo giao thông đường bộ khác nhau, người tham gia giao thông có thể dựa vào kích thước của loại biển báo đó để xác định được loại biển báo giao thông đó thuộc nhóm biển báo hiệu nào nhằm chấp hành theo quy định khi lưu hành giao thông. 

Cụ thể, căn cứ Điều 16 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định kích thước của các nhóm biển báo giao thông được thể hiện như sau:

  • Các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 (Bảng 1). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.
  • Đối với các đoạn đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:
  • Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
  • Số hàng đơn vị > 5 thì lấy bằng 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.

                                            Bảng 1 – Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1

Loại biển Kích thước Độ lớn (cm)
Biển tròn Đường kính ngoài của biển báo, D 70
Chiều rộng của mép viền đỏ, B 10
Chiều rộng của vạch đỏ, A 5
Biển bát giác Đường kính ngoài biển báo, D 60
Độ rộng viền trắng xung quanh, B 3
Biển tam giác Chiều dài cạnh của hình tam giác, L 70
Chiều rộng của viền mép đỏ, B 5
Bán kính lượn tròn của viền mép đỏ, R 3,5
Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản, C 3
Biển vuông, chữ nhật Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh chữ nhật cơ bản, C 2-3

 

                                                       Bảng 2 – Hệ số kích thước biển báo

Loại đường Đường cao tốc Đường đôi ngoài đô thị Đường ô tô thông thường (*) Đường đô thị (***)
Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo 2 1,8 1,25 1
Biển chỉ dẫn (**) 2,0 1,5 1
Ghi chú:

(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.

(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.

(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để đồng bộ trên đoạn toàn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách, hoặc các đoạn ngắn xen kẹp thì kích thước biển báo được bố trí giống nhau theo hướng thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông và mỹ quan.

 

Trong đó, loại biển được liệt kê ở Bảng 1 là những biển báo bao gồm các loại biển báo cụ thể sau: 

  • Biển tròn: là biển báo thuộc nhóm biển báo cấm và biển hiệu lệnh.
  • Biển bát giác: là biển báo R.122 “Dừng lại”.
  • Biển tam giác: là biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
  • Biển hình vuông: là biển báo thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn hoặc nhóm biển phụ.
  • Biển hình chữ nhật: là tất cả nhóm biển báo giao thông, chủ yếu là nhóm biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Có thể thấy, kích thước biển báo giao thông đường bộ đã được quy định cụ thể trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về kích thước của từng loại biển báo tương ứng một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ.

>>> Tham khảo: Nhận diện biển báo cấm đi thẳng như thế nào? 

3. Tại sao phải lựa chọn kích thước phù hợp?

Việc lựa chọn kích thước phù hợp cho từng loại biển báo giao thông đường bộ là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc điều khiển giao thông, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật. Dưới đây là các lý do mà phải lựa chọn kích thước phù hợp cho biển báo giao thông đường bộ:

  • Đảm bảo khả năng nhận diện và hiệu quả giao thông

Biển báo giao thông có kích thước phù hợp theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo hiệu giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận diện và hiểu thông điệp, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông. Các biển báo quá nhỏ hoặc không đủ tầm nhìn có thể bị người tham gia giao thông bỏ qua hoặc hiểu sai, gây nguy hiểm.

  • Tăng cường an toàn giao thông

Biển báo giao thông là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông và cũng là một trong những yêu cầu chấp hành của pháp luật đối với người tham gia giao thông quy định tại Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Một biển báo có kích thước phù hợp, dễ nhận diện sẽ giúp người lái xe hoặc người đi bộ chủ động tuân thủ các quy định, giảm thiểu tình huống nguy hiểm và tai nạn.

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật

Pháp luật quy định rõ các tiêu chuẩn về kích thước và loại biển báo giao thông, việc tuân thủ đúng các quy định này là bắt buộc, nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống biển báo trên toàn quốc. Nếu không tuân thủ quy định về biển báo hiệu giao thông có thể phải chịu các hình thức xử phạt quy định trong Nghị định 168/20224/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

  • Hỗ trợ trong việc điều phối giao thông, đặc biệt là trên các tuyến đường quan trọng

Các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hay khu vực có mật độ giao thông cao đòi hỏi biển báo phải có kích thước lớn hơn, rõ ràng hơn để đáp ứng nhu cầu nhận diện của tài xế, giúp điều phối giao thông hiệu quả.

  • Đảm bảo đồng bộ và tính thẩm mỹ cho hệ thống biển báo giao thông

Việc lựa chọn kích thước chuẩn cho từng loại biển báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT giúp hệ thống biển báo giao thông trở nên đồng bộ, dễ hiểu và dễ nhận diện cho mọi đối tượng tham gia giao thông. Điều này không chỉ góp phần tăng cường an toàn mà còn nâng cao tính thẩm mỹ của môi trường giao thông đô thị.

  • Phòng tránh các vi phạm và xử lý kịp thời

Biển báo giao thông có kích thước chuẩn và rõ ràng giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận ra và tuân thủ, từ đó giảm thiểu nguy cơ vi phạm. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định về kích thước biển báo cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Tóm lại, việc lựa chọn kích thước phù hợp cho từng loại biển báo không chỉ đảm bảo an toàn giao thông mà còn giúp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về giao thông, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và điều phối giao thông trên toàn quốc.

>>> Bạn có biết: Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều được quy định như thế nào?

4. Câu hỏi thường gặp

Biển báo có kích thước nhỏ có hiệu quả không?

Không. Biển báo có kích thước quá nhỏ có thể khó nhìn thấy, đặc biệt đối với các phương tiện di chuyển với tốc độ cao hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Việc lựa chọn kích thước đúng tiêu chuẩn giúp biển báo rõ ràng và dễ nhận diện hơn, từ đó tăng cường hiệu quả trong việc điều khiển giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Có tiêu chuẩn về độ cao của biển báo giao thông không?

Có. Ngoài kích thước biển báo, quy định về độ cao của biển báo cũng rất quan trọng. Biển báo phải được lắp đặt ở độ cao sao cho dễ dàng nhìn thấy từ xa đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông, kể cả xe máy, ô tô hay xe đạp. Độ cao và vị trí biển báo phải đảm bảo không bị che khuất bởi các vật cản như cây cối, biển quảng cáo hay các công trình xây dựng.

Biển báo có cần được thay đổi kích thước sau khi mở rộng đường hoặc thay đổi quy hoạch không?

Có. Khi có sự thay đổi về quy hoạch, mở rộng đường hoặc thay đổi cấu trúc giao thông, các biển báo giao thông có thể cần được điều chỉnh kích thước để phù hợp với điều kiện mới. Điều này giúp đảm bảo rằng các biển báo vẫn duy trì được tính hiệu quả trong việc điều hướng và cảnh báo người tham gia giao thông.

Pháp lý xe đã đưa ra những thông tin về kích thước biển báo giao thông đường bộ dựa trên các căn cứ pháp lý để độc giả có thể hiểu rõ và tuân thủ đúng quy định khi lưu hành trên các tuyến đường. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline nếu cần giải đáp thắc mắc, câu hỏi nào về biển báo giao thông hay các quy định pháp lý về biển báo hiệu cần chú ý. 

Bài viết liên quan