Giấy phép lái xe quân sự là gì? Phân hạng như thế nào?

Đối với những người quân nhân, công nhân quốc phòng, việc sở hữu giấy phép lái xe quân sự không chỉ giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn đáp ứng nhu cầu đi lại cá nhân. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bài viết Vậy giấy phép lái xe quân sự là gì? Quy trình cấp phép và phân hạng ra sao?. Bài viết cung cấp thông tin tham khảo, không hỗ trợ đăng ký thi bằng lái.

Giấy phép lái xe quân sự là gì? Phân hạng như thế nào?

1. Giấy phép lái xe quân sự là gì?

Giấy phép lái xe quân sự là loại giấy phép do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp. Giấy phép này được cấp cho quân nhân, công chức quốc phòng, nhân viên quốc phòng và người lao động hợp đồng đang làm việc trong Bộ Quốc phòng, nhằm cho phép họ điều khiển một hoặc nhiều loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

(Khoản 5 Điều 3 Thông tư 170/2021/TT-BQP)

2. Giấy phép lại xe quân sự được phân hạng như thế nào?

Giấy phép lái xe quân sự được phân hạng như sau:

– Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

– Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

– Hạng A3: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

– Hạng B2: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

– Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.

– Hạng D: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C.

– Hạng E: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D.

– Hạng Fc: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc.

– Hạng Fx: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự.

– Người có Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo theo một rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc có trọng tải không quá 750 kg.

(Điều 6 Thông tư 170/2021/TT-BQP)

3. Thẩm quyền cấp giấy phép lái xe quân sự

Giấy phép lái xe quân sự là giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe – Máy, Tổng cục Kỹ thuật cấp cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cục trưởng Cục Xe – Máy, Tổng cục Kỹ thuật quyết định cấp Giấy phép lái xe quân sự cho thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch.

4. Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe quân sự

  • Giấy phép lái xe quân sự hạng A1, A2, A3 có thời hạn: Không giới hạn;
  • Giấy phép lái xe quân sự các hạng B2, C, D, E, Fc, Fx có thời hạn: 05 năm kể từ ngày cấp.

Trong trường hợp cấp hoặc đổi giấy phép vì lý do khác, thời hạn sẽ theo nội dung ghi trên Giấy phép lái xe quân sự.

(Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 170/2021/TT-BQP)

5. Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe quân sự có khác gì so với giấy phép lái xe dân sự?

  • Trả lời: Giấy phép lái xe quân sự được cấp cho đối tượng là quân nhân, công chức quốc phòng và có những quy định riêng về điều kiện cấp, hạng và thời hạn sử dụng. Giấy phép này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu công vụ trong quân đội, trong khi giấy phép lái xe dân sự phục vụ cho nhu cầu đi lại của công dân.

Muốn có giấy phép lái xe quân sự, cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

  • Trả lời: Để được cấp giấy phép lái xe quân sự, người học phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, độ tuổi, trình độ học vấn và hoàn thành khóa đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Thời gian đào tạo để có giấy phép lái xe quân sự là bao lâu?

  • Trả lời: Thời gian đào tạo lái xe quân sự tùy thuộc vào từng loại xe và hạng giấy phép. Thông thường, khóa học sẽ bao gồm cả lý thuyết và thực hành, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Pháp Lý Xe xin trân trọng thông báo rằng mọi thông tin chúng tôi cung cấp đều nhằm mục đích tham khảo. Để biết thêm chi tiết cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với các cơ quan hoặc đơn vị được đề cập trong bài viết. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi không có thẩm quyền giải đáp các thắc mắc liên quan đến những vấn đề này. Chúng tôi rất mong quý khách thông cảm và hy vọng rằng thông tin tham khảo sẽ giúp quý khách có được hướng dẫn cần thiết. Xin chân thành cảm ơn.

Bài viết liên quan