Biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự và an toàn trên các tuyến đường. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc Đơn vị nào cắm biển báo giao thông? Hãy cùng Pháp lý xe giải đáp thắc mắc đó và tìm hiểu chi tiết về thẩm quyền trong bài viết dưới đây.
1. Đơn vị nào cắm biển báo giao thông đường bộ?
Việc lắp đặt biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự và an toàn trên các tuyến đường, được thực hiện bởi các chủ thể có liên quan trực tiếp đến công trình đường bộ theo Luật, cụ thể là:
Căn cứ Điều 23 Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, quy định trách nhiệm lắp đặt, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thiết kế, lắp đặt đầy đủ báo hiệu đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ và báo hiệu đường bộ chỉ dẫn tại các điểm đấu nối đường khác với đường bộ do mình đầu tư xây dựng;
- Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng báo hiệu đường bộ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ trong phạm vi
Mà theo Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 thì báo hiệu đường bộ bao gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Đèn tín hiệu giao thông
- Biển báo hiệu đường bộ
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Vậy theo đó thẩm quyền thiết kế, lắp đặt biển báo giao thông thuộc về Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Và người quản lý, sử dụng công trình đường bộ là chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thay thế báo hiệu đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024
>> Xem thêm chi tiết về Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều qua bài viết của Pháp Lý Xe nhé!
2. Phân cấp lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe
Việc phân cấp lắp đặt biển báo giao thông được thực hiện rõ ràng theo từng cấp quản lý, từ Trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ và an toàn trong hệ thống giao thông trên cả nước. Thẩm quyền lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe sẽ căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 và khoản 1,2 Điều 9 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT thì trường hợp thực hiện lắp đặt biển báo này sẽ do các cơ quan sau đây thực hiện tùy thuộc vào phân cấp hệ thống đường:
Cơ quan có thẩm quyền lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe | Loại đường có trách nhiệm lắp đặt |
Cục Đường bộ Việt Nam |
|
Cục Đường cao tốc Việt Nam | Trên các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền |
Khu Quản lý đường bộ | Trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý |
Sở Giao thông vận tải |
|
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) | Các hệ thống đường địa phương được giao quản lý |
Nhà đầu tư | Trên các dự án PPP hoặc đường chuyên dùng |
Như vậy, việc phân cấp lắp đặt biển báo giao thông được thực hiện rõ ràng theo từng cấp quản lý, từ Trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ và an toàn trong hệ thống giao thông trên cả nước.
3. Các loại biển báo giao thông khác tại Việt Nam
Biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông hàng ngày. Biển báo giao thông có thể được hiểu đơn giản là những bảng hiệu, chỉ dẫn được đặt trên đường để truyền tải các thông tin quan trọng liên quan đến giao thông, giúp người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật và đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Theo quy định tại Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo hiệu giao thông tại Việt Nam được phân loại 5 nhóm chính:
Loại biển báo | Ý nghĩa | Màu sắc phân biệt |
Biển báo cấm | Biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. | Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt. |
Biển báo hiệu lệnh | Biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). | Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết. |
Biển nguy hiểm và cảnh báo | Biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. | Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. |
Biển chỉ dẫn | Biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông | Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh |
Biển phụ, biển viết bằng chữ | Biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung các biển khác hoặc được sử dụng độc lập. | Tùy theo quy định của biển được bổ sung |
Mỗi loại biển báo đều có vai trò riêng biệt trong việc điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông. Việc đặt các biển báo này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với quy trình và nguyên tắc chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn và thuận lợi trong di chuyển của người dân.
>> Xem thêm chi tiết về Biển báo P115 qua bài viết của Pháp Lý Xe nhé!
4. Câu hỏi thường gặp
Ai chịu trách nhiệm lắp đặt biển báo giới hạn trọng lượng xe đường cao tốc
Trên các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền thì Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm lắp đặt biển báo giao thông trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý của mình căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT
Việc lắp đặt biển báo giao thông cần tuân theo quy chuẩn nào?
Việc lắp đặt biển báo giao thông phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, đảm bảo đúng vị trí, kích thước, hình dạng và nội dung theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019.
Cơ quan nào giám sát việc lắp đặt biển báo giao thông?
Cơ quan quản lý giao thông các cấp như Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã chịu trách nhiệm giám sát việc lắp đặt biển báo giao thông trong phạm vi quản lý của mình.
Hiểu rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc lắp đặt biển báo giao thông không chỉ giúp người dân tuân thủ luật pháp mà còn góp phần xây dựng hệ thống giao thông an toàn, hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Đơn vị nào cắm biển báo giao thông? Hãy luôn chú ý quan sát và tuân thủ các quy định biển báo trên đường để đảm bảo hành trình an toàn và suôn sẻ.