Điều kiện thi bằng lái ô tô là gì?

Thi bằng lái ô tô là một bước quan trọng và bắt buộc đối với những ai muốn điều khiển phương tiện giao thông cơ giới trên đường. Để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ quy định pháp luật, người thi cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.  Hiểu rõ và chuẩn bị tốt các điều kiện này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia kỳ thi và đạt được giấy phép lái xe ô tô một cách thuận lợi. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu về Điều kiện thi bằng lái ô tô là gì? qua bài viết dưới đây.

Điều kiện thi bằng lái ô tô là gì?

1. Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, để được cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam, cá nhân trước hết cần phải tham dự một khóa đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe được thành lập hợp pháp tại Việt Nam. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, học viên sẽ trải qua một đợt sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái  xe có đủ điều kiện hoạt động. Chỉ khi vượt qua được đợt sát hạch này, học viên mới được cấp giấy phép lái xe.

2. Điều kiện thi bằng lái xe ô tô

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô

Người học lái xe các trung tâm đào tạo lái xe để thi lấy giấy phép lái xe có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Để được đăng ký dự học các khóa đào tạo lái xe và tham dự kỳ sát hạch lái xe, người học lái xe phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa; ngoài ra trong trường hợp người học để nâng hạng giấy phép lái xe thì còn phải thỏa mãn các điểu kiện về thời gian lái xe hoặc hành nghề và số kilômét lái xe an toàn.

* Điều kiện về độ tuổi

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi;

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; và

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

* Điều kiện về sức khỏe

Điểu kiện vể sức khỏe được kiểm tra thông qua việc khám sức khỏe cho người lái xe được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

* Điều kiện về thời gian lái xe và số kilômét lái xe an toàn

– Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000km lái xe an toàn trở lên; và Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000km lái xe an toàn trở lên.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép lái xe

Về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe, Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định vấn đề này như sau:

Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái  xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

Như vậy, hiện tại có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe đó là:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: theo đó, cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Người có hộ khẩu ngoài tỉnh vẫn có thể tham gia kỳ thi sát hạch ở bất kỳ tỉnh nào khi có nhu cầu để được cấp Giấy phép lái xe thông qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Sở Giao thông vận tải: cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người có hộ khẩu thường trú của tỉnh, thành phố trực trược Trung ương nào thì sẽ được Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi đó cấp Giấy phép lái xe khi có nhu cầu.

4. Câu hỏi thường gặp

Thời gian thi bằng lái ô tô kéo dài bao lâu?

  • Trả lời: Thời gian học và thi bằng lái ô tô thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào hạng bằng và trung tâm đào tạo.

Kỳ thi bằng lái ô tô gồm những phần nào?

  • Trả lời: Kỳ thi sát hạch lái xe bao gồm:
    • Thi lý thuyết về luật giao thông đường bộ.
    • Thi thực hành trên sa hình.
    • Thi thực hành trên đường thực tế (đối với một số hạng bằng).

Bằng lái ô tô có thời hạn bao lâu?

  • Trả lời: Thời hạn bằng lái hạng B1 là đến khi người lái đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Bằng lái hạng B2 và C có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Qua hướng dẫn chi tiết về Điều kiện thi bằng lái ô tô là gì?, Pháp Lý Xe hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng về quy trình và yêu cầu cần thiết để đạt được mục tiêu trong kỳ thi lái xe của mình.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan