Bạn mới mua ô tô tại Hà Nội và đang tìm hiểu thủ tục đăng ký xe ô tô một cách nhanh chóng, đúng quy định? Đăng ký xe là bước quan trọng để xe có thể lưu thông hợp pháp, nhưng quá trình này có thể gây khó khăn nếu bạn không nắm rõ quy trình. Trong bài viết này, Pháp lý xe sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký xe ô tô tại Hà Nội, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh các rắc rối không đáng có.

1. Tại sao phải đăng ký xe ô tô?
Đăng ký xe ô tô là thủ tục bắt buộc đối với mọi chủ phương tiện trước khi đưa xe lưu thông trên đường. Đây không chỉ là yêu cầu của cơ quan chức năng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho chủ xe.
- Xác lập quyền sở hữu hợp pháp
Việc đăng ký xe giúp chủ phương tiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với phương tiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chứng minh xe thuộc quyền sở hữu cá nhân hoặc tổ chức, giúp tránh tranh chấp và thuận tiện trong các giao dịch như mua bán, sang tên hoặc thế chấp.
- Tránh bị xử phạt hành chính
Theo quy định của pháp luật, khi lưu thông, tài xế phải luôn mang theo giấy đăng ký xe. Nếu không có, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng theo khoản 4 Điều 16 Nghị định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
- Tránh nguy cơ bị tịch thu phương tiện
Trường hợp ô tô không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, Cảnh sát giao thông có thể tịch thu phương tiện. Điều này đồng nghĩa với việc chủ xe có thể mất quyền sở hữu nếu không hoàn tất thủ tục đăng ký hợp lệ theo quy định.
Vì những lý do trên, đăng ký xe ô tô tại là thủ tục bắt buộc và cần thực hiện sớm ngay sau khi mua xe để đảm bảo phương tiện được lưu thông hợp pháp, tránh các rủi ro không đáng có.
>>> Đọc chi tiết tại: Đăng ký xe ô tô: Chi tiết về thủ tục và hồ sơ.
2. Hồ sơ đăng ký xe ô tô tại Hà Nội bao gồm giấy tờ gì?
Khi đăng ký xe ô tô tại Hà Nội, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 79/2024/TT-BCA. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy khai đăng ký xe
- Chủ xe khai báo thông tin theo mẫu quy định.
- Có thể thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.
- Giấy tờ của chủ xe
Tùy vào từng trường hợp, giấy tờ của chủ xe sẽ có sự khác biệt:
- Cá nhân là công dân Việt Nam:
- Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ chiếu.
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (nếu đăng ký online).
- Lực lượng vũ trang:
- Chứng minh Công an nhân dân/Quân đội nhân dân.
- Giấy xác nhận của đơn vị công tác (nếu chưa có CMND của lực lượng vũ trang).
- Người nước ngoài:
- Đối với thành viên cơ quan ngoại giao: Chứng minh thư ngoại giao/lãnh sự và giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ.
- Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam: Thẻ thường trú/tạm trú (còn thời hạn từ 6 tháng trở lên).
- Tổ chức, doanh nghiệp:
- Mã số thuế hoặc quyết định thành lập.
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (nếu đăng ký online).
- Người được ủy quyền đăng ký xe:
- Giấy tờ của chủ xe.
- Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực.
- Giấy tờ của xe
- Chứng từ nguồn gốc xe
- Xe nhập khẩu: Dữ liệu điện tử từ cơ quan hải quan hoặc tờ khai nguồn gốc xe.
- Xe sản xuất trong nước: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (dữ liệu điện tử hoặc bản giấy).
- Xe bị tịch thu: Quyết định tịch thu, hóa đơn bán tài sản công.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe
- Hóa đơn mua bán xe (dữ liệu điện tử hoặc bản giấy).
- Quyết định thanh lý/tặng cho/thừa kế xe.
- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ
- Dữ liệu điện tử về lệ phí trước bạ từ cơ quan thuế.
- Nếu chưa có dữ liệu điện tử, cần cung cấp chứng từ nộp lệ phí trước bạ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ xe nộp tại cơ quan đăng ký xe để hoàn tất thủ tục.
3. Quy trình thực hiện đăng ký xe ô tô tại Hà Nội

Việc đăng ký xe ô tô tại Hà Nội bao gồm 4 bước chính: Chuẩn bị hồ sơ – Nộp thuế trước bạ – Đăng ký biển số xe – Đăng kiểm lưu hành xe. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xe
Trước khi tiến hành đăng ký xe, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ được liệt kê ở mục 2 bài viết này.
Ngoài ra, Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thay thế thẻ CCCD trong các giao dịch yêu cầu xuất trình CCCD không, thì theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP. Việc sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 cũng có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Bước 2: Nộp thuế trước bạ
Chủ xe cần nộp thuế trước bạ tại Chi cục thuế quận/huyện nơi đăng ký hộ khẩu (đối với cá nhân) hoặc nơi đăng ký kinh doanh (đối với công ty).
Quy trình nộp thuế trước bạ:
- Điền tờ khai thuế trước bạ theo mẫu 02/LPTB (ban hành kèm theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP).
- Cá nhân điền đầy đủ thông tin, bao gồm Mã số thuế của chủ xe.
- Công ty cần đóng dấu xác nhận vào tờ khai.
- Một số nơi có thể yêu cầu giấy giới thiệu nếu xe đăng ký tên công ty.
- Nộp thuế trước bạ tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
- Nhận biên lai nộp thuế trước bạ, đây là giấy tờ quan trọng để làm thủ tục đăng ký biển số xe.
Các hình thức nộp lệ phí trước bạ gồm:
- Dịch vụ ngân hàng: Internet Banking, Mobile Banking của các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MBBank, VPBank, TPBank, LienvietPostBank.
- Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Ứng dụng eTax Mobile của ngành Thuế.
Điều kiện khai lệ phí trước bạ điện tử:
- Nếu đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử: Sử dụng tài khoản để khai trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Nếu chưa có tài khoản: Sử dụng mã số thuế, ngày cấp để khai điện tử.
- Người nộp thuế có thể đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử theo hướng dẫn tại Công văn 377/TCT-DNNCN năm 2021.
Theo Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) như sau:
- Xe máy: 2%.
- Nếu xe máy đăng ký lần đầu tại TP trực thuộc trung ương, TP thuộc tỉnh, thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở: 5%.
- Nếu nộp lệ phí từ lần thứ 2 trở đi: 1%.
- Nếu đã nộp 2% nhưng chuyển giao cho cá nhân/tổ chức ở khu vực có mức thu 5%: vẫn phải nộp 5%.
- Ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe tương tự ô tô: 2%.
- Ô tô chở người ≤9 chỗ (gồm xe con pick-up): 10% (có thể tăng đến 15% tùy địa phương).
- Ô tô pick-up, tải VAN (<950 kg, ≤5 chỗ): 60% mức lệ phí ô tô ≤9 chỗ.
- Ô tô điện chạy pin:
- 3 năm đầu: 0%.
- 2 năm tiếp theo: 50% mức thu xe chạy xăng/dầu.
- Tất cả các loại ô tô trên, từ lần thứ 2 trở đi: 2% (thống nhất toàn quốc).
Cơ quan thuế xác định mức lệ phí dựa trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp.
Bước 3: Đăng ký biển số xe
Sau khi nộp thuế trước bạ, chủ xe đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký biển số.
Hồ sơ đăng ký biển số xe bao gồm:
- Tờ khai đăng ký xe (01 bản).
- Biên lai nộp lệ phí trước bạ.
- Hồ sơ cá nhân/công ty.
- Hồ sơ xe (bản chính).
Tại cơ quan đăng ký xe, chủ xe sẽ thực hiện bấm số ngẫu nhiên trên hệ thống và được cấp biển số ngay sau khi hoàn tất thủ tục.
Từ ngày 1/1/2025, theo Thông tư 79/2024/TT-BCA, Bộ Công an mở rộng phạm vi đăng ký xe trực tuyến lần đầu toàn trình cho xe nhập khẩu đối với công dân Việt Nam có tài khoản định danh mức độ 2. Người dân có thể thực hiện đăng ký, bấm biển số trực tuyến mà không cần đưa xe đến cơ quan đăng ký, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Quy trình đăng ký xe nhập khẩu trực tuyến qua VNeID gồm 8 bước:
- Bước 1: Đăng nhập Dịch vụ công/VNeID, khai thông tin theo mẫu.
- Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận mã dịch vụ công, CSGT kiểm tra và xác nhận.
- Bước 3: Nhận thông báo, đăng nhập để bấm biển số.
- Bước 4: Nhận thông tin biển số và nộp lệ phí trực tuyến.
- Bước 5: Xác nhận thanh toán thành công.
- Bước 6: CSGT kiểm tra, in giấy chứng nhận đăng ký xe, gửi qua bưu điện.
- Bước 7: Nhận giấy đăng ký xe, biển số qua bưu điện, nộp lại giấy chứng nhận chất lượng xe.
- Bước 8: CSGT đối chiếu thông tin, xác nhận hoàn tất đăng ký xe.
Theo Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA, thời gian cấp đăng ký và biển số xe:
- Cấp lần đầu, cấp đổi biển số: Nhận ngay sau khi hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.
- Mua xe mới: Được cấp biển số ngay sau khi hồ sơ được chấp nhận.
- Chuyển quyền sở hữu xe: Trong vòng 30 ngày từ khi hoàn tất giấy tờ, tổ chức/cá nhân phải làm thủ tục đăng ký và cấp biển số.
Bước 4: Đăng kiểm lưu hành xe
Bước cuối cùng trong quy trình đăng ký xe là đăng kiểm để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
Nguyên tắc xác định chu kỳ kiểm định:
- Năm sản xuất xe là căn cứ để xác định chu kỳ kiểm định.
- Ví dụ: Xe sản xuất năm 2025 thì:
- Đến hết 31/12/2027: Được tính là trong 2 năm.
- Từ 01/01/2028: Được tính là trên 2 năm.
- Ví dụ: Xe sản xuất năm 2025 thì:
- Nếu chu kỳ kiểm định lần tiếp theo có thời hạn nhỏ hơn chu kỳ gần nhất trước đó, thời hạn mới sẽ bằng thời hạn của chu kỳ trước.
- Ví dụ: Xe ô tô 08 chỗ không kinh doanh vận tải, kiểm định lần đầu 10/05/2025 có chu kỳ 36 tháng, hạn đến 09/05/2028. Nếu chuyển thành xe kinh doanh vận tải kiểm định lại vào 20/05/2025 thì thời hạn kiểm định mới là 09/05/2027 (chu kỳ 24 tháng).
Hồ sơ đăng kiểm bao gồm:
- Giấy hẹn đăng ký xe.
- Bản cà số khung – số máy.
- Phiếu xuất xưởng (bản sao).
- Giấy chứng nhận môi trường (nếu có yêu cầu).
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc).
Sau khi kiểm tra, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp giấy hẹn nhận đăng kiểm.
- Sau 2 ngày, chủ xe quay lại mang theo đăng ký xe bản gốc để nhận giấy chứng nhận đăng kiểm chính thức.
Tóm lại, quy trình đăng ký xe ô tô tại Hà Nội tuy gồm nhiều bước nhưng nếu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thực hiện đúng trình tự thì có thể hoàn tất trong 2 – 3 ngày làm việc.
- Lưu ý: Chủ xe có thể lựa chọn dịch vụ đăng ký xe trọn gói để tiết kiệm thời gian và công sức.
- Quan trọng: Luôn giữ đầy đủ giấy tờ khi lưu thông để tránh bị xử phạt.
>>> Tham khảo: Dịch vụ đăng ký xe ô tô tại TP.HCM do Pháp lý xe hướng dẫn.
4. Địa điểm đăng ký xe ô tô tại Hà Nội
Tại Hà Nội, người dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô tại các cơ sở đăng ký xe theo địa bàn cư trú. Dưới đây là danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe ô tô:
Cơ sở | Địa chỉ | Phụ trách các quận, huyện |
Cơ sở 1 | 342B Thái Hà, Đống Đa | Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm |
Cơ sở 2 | 1234 Đường Láng, Đống Đa | Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Sơn Tây, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì |
Cơ sở 3 | 16 Đặng Phúc Thông, TT Yên Viên, Gia Lâm | Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh |
Cơ sở 4 | 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông | Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức |
Cơ sở 5 | 5 Ngọc Hồi, Hoàng Mai | Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên |
Người dân khi đi đăng ký xe ô tô cần đến đúng địa điểm theo phân vùng quận/huyện để nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định.
5. Câu hỏi thường gặp
Có thể ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục đăng ký xe ô tô không?
Có, bạn có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký xe. Người được ủy quyền cần mang theo giấy tờ tùy thân, văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực, cùng với giấy tờ của chủ xe.
Tôi có thể nhận đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính không?
Có, bạn có thể đăng ký nhận giấy đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích nếu có nhu cầu.
Xe mua từ tỉnh khác có thể đăng ký tại Hà Nội không?
Có, nhưng trước tiên bạn phải làm thủ tục chuyển vùng tại nơi đăng ký xe cũ, sau đó mới có thể đăng ký xe tại Hà Nội.
Hy vọng hướng dẫn trên đã giúp bạn hiểu rõ thủ tục đăng ký xe ô tô tại Hà Nội từ hồ sơ cần chuẩn bị, địa điểm đăng ký cho đến quy trình thực hiện. Việc nắm vững quy trình sẽ giúp bạn hoàn tất thủ tục nhanh chóng, tránh mất thời gian và công sức. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc đăng ký xe, hãy liên hệ với Pháp lý xe qua số hotline để được hỗ trợ kịp thời!