Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi lấy bằng lái xe hạng B2, việc nắm rõ và hiểu biết về các biển báo giao thông là yếu tố thiết yếu để đạt kết quả tốt. Tổng hợp các biển báo này không chỉ giúp thí sinh làm quen với các ký hiệu và ý nghĩa của chúng mà còn trang bị kiến thức cần thiết để thực hành lái xe an toàn và tuân thủ luật lệ giao thông. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các loại biển báo này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi lý thuyết và sẵn sàng đối mặt với các tình huống giao thông thực tế. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu về Tổng hợp các biển báo giao thông thi B2 một cách chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là các ký hiệu, biểu tượng, hoặc thông điệp được đặt trên đường để cung cấp thông tin, hướng dẫn, và quy định cho người tham gia giao thông. Mục tiêu của biển báo giao thông là đảm bảo an toàn, tổ chức giao thông một cách hiệu quả, và bảo vệ quyền lợi của tất cả các người tham gia giao thông.
Biển báo giao thông thường được phân loại theo các nhóm chính sau:
- Biển báo cảnh báo: Cung cấp thông tin về các nguy hiểm tiềm ẩn hoặc điều kiện đặc biệt trên đường, như biển báo khu vực thường xuyên có sương mù, đường hẹp, hoặc khúc cua nguy hiểm.
- Biển báo cấm: Quy định những hành động bị cấm trong khu vực cụ thể, chẳng hạn như cấm rẽ trái, cấm đỗ xe, cấm xe tải, hoặc cấm xe đạp.
- Biển báo chỉ dẫn: Cung cấp thông tin cần thiết để hướng dẫn người tham gia giao thông, như biển báo chỉ dẫn đường, chỉ dẫn địa điểm, hoặc khoảng cách đến các điểm quan trọng.
- Biển báo hiệu lệnh: Yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện một hành động cụ thể, như dừng lại, đi thẳng, hoặc rẽ phải.
2. Các nhóm biển báo thường gặp khi thi bằng lái xe B2
2.1. Biển báo cấm
Biển báo cấm là nhóm biển báo biểu thị những điều mà người tham gia giao thông không được vi phạm. – Đặc điểm nhận biết của nhóm biển báo này là: hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng và nội dung bên trong thường được vẽ bằng màu đen (trừ 1 số trường hợp đặc biệt hình vẽ sẽ có màu khác). – Về hiệu lực, biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một số làn đường 1 chiều nhất định. – Trường hợp biển báo cấm chỉ có hiệu lực trên 1 số làn đường được quy định thì nó phải có thêm biển báo phụ 504 đi kèm và đặt phía dưới biển báo chính. – Biển báo cấm có 39 kiểu và được đánh số từ 101 đến 139.
2.2. Biển cảnh báo nguy hiểm
Biển cảnh báo nguy hiểm là nhóm biển cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người tham gia giao thông có thể phòng tránh tai nạn tốt hơn. – Đặc điểm nhận biết của nhóm biển báo này: thường là hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền vàng và hình ở trong được vẽ bằng màu đen. – Hiệu lực của biển báo nguy hiểm có giá trị tên tất cả các làn đường 1 chiều xe chạy. – Hiện tại biển báo nguy hiểm có 47 kiểu và được đánh số từ số 201 đến 247.
2.3. Biển hiệu lệnh
Nhóm biển hiệu lệnh giúp người tham gia giao thông biết những điều bắt buộc phải chấp hành theo. – Nhóm biển báo này thường có hình tròn, hình vẽ màu trắng và nền xanh dương. – Biển hiệu lệnh thường sẽ được đặt tại ngã ba, ngã tư hay quốc lộ (trong đó, biển giới hạn tốc độ là phổ biến nhất). – Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh số từ 301 đến 310.
2.4. Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn được dùng để điều chỉnh hướng đi hoặc lưu ý giúp người tham gia giao thông dễ dàng di chuyển trên đường hơn. – Biển báo chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình vuông, hình vẽ màu trắng hoặc đỏ và nền thường là màu xanh lam. – Đây là nhóm có nhiều biển báo nhất với 48 kiểu và được đánh số từ 401 đến 448.
2.5. Biển báo giao thông phụ
Biển báo phụ thường được đặt dưới các nhóm biển báo chính như: biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn,… nhằm giải thích và bổ sung thêm thông tin để làm rõ hơn ý nghĩa của các biển báo chính. – Biển báo giao thông phụ thường có hình vuông hay hình chữ nhật, viền màu đen, nền trắng, hình vẽ màu đen hoặc đỏ. – Nhóm biển báo này có 10 kiểu và được đánh số từ 501 đến 510.
2.6. Biển báo vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng là 1 dạng của biển báo giao thông. Nó gồm 2 loại chính là: vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. – Biển báo vạch kẻ đường giúp điều tiết lưu thông xe và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. – Biển báo vạch kẻ đường giúp việc chỉ dẫn hiệu quả hơn cũng như hạn chế 1 số nhược điểm khi trình bày thông tin trên biển báo. – Trong trường hợp có cả vạch kẻ đường và biển báo trên đường thì người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
3. Mẹo học biển báo giao thông thi B2
Để quá trình học các biển báo thi bằng B2 được dễ dàng, tiết kiệm thời gian, học viên có thể tham khảo các mẹo sau:
- Sơ đồ cấm xe hoạt động tuân thủ theo thứ tự sau: Xe ô tô con -> xe khách -> xe tải-> xe máy kéo -> xe kéo kéo theo rơ-móc
- Nếu gặp biển báo cấm xe 2 bánh thì phải hiểu sẽ cấm luôn những loại xe 3 bánh, tuy nhiên xe 4 bánh không bị cấm và vẫn có thể lưu thông như bình thường khi gặp biển báo này
- Nếu gặp biển báo cấm xe 4 bánh thì phải hiểu sẽ cấm luôn những loại xe 3 bánh, tuy nhiên xe 2 bánh không bị cấm và vẫn có thể di chuyển
- Luôn nhớ: đã cấm xe nhỏ thì cấm luôn xe lớn. Tuy nhiên biển báo cấm các loại xe lớn thì các loại xe nhỏ sẽ vẫn được phép lưu thông
- Biển báo STOP có nghĩa là “dừng lại”. Khi nhìn thấy biển này, các xe (kể cả xe ưu tiên) phải dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường
- Biến báo cấm xe rẽ trái thì các loại xe vẫn được phép quay đầu, biển báo cấm xe quay đầu thì xe vẫn được phép rẽ trái
- Biến báo cấm xe ô tô sẽ áp dụng cả với các loại như xe lam, xe ba bánh
- Biến cấm xe tải vượt không có giá trị cấm các loại xe ô tô, xe khách
- Biến cấm ô tô vượt được áp dụng với tất cả các loại xe ô tô đang lưu thông. Cụ thể như xe tải, xe khách, xe bus…
Mẹo trả lời những câu hỏi có xuất hiện 2 hay 3 biển tròn màu xanh. Hãy nhớ:
- Độ dài câu hỏi khoảng 1 dòng thì đáp án đầu tiên là đáp án chính xác
- Độ dài câu hỏi từ 2 dòng trở lên thì đáp án thứ 3 là đáp án đúng
Câu hỏi nào mà câu trả lời có cụm từ “không được phép” thì
- Chọn: không giới hạn thời gian – với trường hợp đỗ xe
- Chọn: có giới hạn thời gian – với trường hợp dừng xe
4. Các câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để nhận diện các biển báo cấm trong kỳ thi B2?
Biển báo cấm thường có hình tròn, viền đỏ, nền trắng với biểu tượng màu đen bên trong, thể hiện hành động hoặc phương tiện bị cấm. Ví dụ, biển cấm đỗ xe có biểu tượng một chiếc xe đỗ bị gạch chéo, hoặc biển cấm xe tải có biểu tượng xe tải bị gạch chéo.
Biển báo hiệu lệnh yêu cầu hành động gì từ người lái xe?
Biển báo hiệu lệnh thường có hình tròn, nền xanh với biểu tượng trắng. Chúng yêu cầu người lái xe thực hiện các hành động cụ thể như dừng lại (biển báo dừng), đi thẳng (biển báo đi thẳng), hoặc rẽ phải (biển báo rẽ phải).
Biển báo chỉ dẫn có vai trò gì trong giao thông?
Biển báo chỉ dẫn giúp người lái xe tìm đường và biết các thông tin cần thiết về điểm đến hoặc các tiện ích trên đường, như biển chỉ dẫn đường, khoảng cách đến các địa điểm quan trọng, hoặc thông tin về các dịch vụ bên đường.
Có cần phải nhớ tất cả các biển báo giao thông khi thi B2 không?
Có, việc nhớ và hiểu rõ tất cả các loại biển báo giao thông là rất quan trọng để thi đạt kết quả tốt và đảm bảo an toàn khi lái xe. Các biển báo này cung cấp thông tin cần thiết để bạn có thể điều chỉnh hành vi lái xe của mình một cách hợp lý và tuân thủ luật lệ giao thông.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn về Tổng hợp các biển báo giao thông thi B2 cũng như đề cập đến một số thông tin cơ bản và hữu ích để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Ngoài ra, Pháp Lý Xe luôn hân hạnh và sẵn sàng hỗ trợ bạn trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến lĩnh vực này, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp tới Pháp lý xe nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com