Khi tham gia giao thông, có thể chúng ta sẽ không ít gặp biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt – một trong những biển báo quan trọng nhằm cảnh báo người tham gia giao thông về sự giao nhau giữa đường bộ và đường sắt. Bài viết dưới đây, Pháp lý xe sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, quy định đối với loại biển báo nguy hiểm này.
1. Biển báo nguy hiểm là gì?
Căn cứ khoản 15.3 Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ như sau:
- Biển báo nguy hiểm là loại biển báo dùng để thông báo, cảnh báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên các tuyến đường để có thể chủ động phòng ngừa các hậu quả kịp thời.
- Theo quy định về biển báo hiệu, loại biển báo nguy hiểm này chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng và ở trên có hình vẽ màu đen dùng để mô tả sự việc cần báo hiệu cho người tham gia giao thông cần được biết.
Theo đó, biển báo nguy hiểm có thể hiểu là biển báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước về các nguy hiểm trên các tuyến đường giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và thực tế cho người điều khiển tham gia giao thông.
>>> Tham khảo: Biển báo cấm xe khách và những điều cần lưu ý do Pháp lý xe cung cấp.
2. Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt là biển báo nào?
Theo khoản 32.1 Điều 32 Chương 5 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt gồm hai loại biển báo sau:
“– Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
– Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”
Cụ thể tại Phụ lục C Phần 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa và mục đích sử dụng của biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt như sau:
- Biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”: Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
- Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.
Lưu ý: Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, như cầu đi chung, đặt một trong hai biển số W.210 hoặc W.211a cho phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.
Như vậy, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt gồm biển số W.210 và biển số W.211a.
3. Một số lưu ý nơi có biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt
Khi đi trên những tuyến đường là nơi giao nhau với đường sắt cần chú ý một số điều được quy định trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 để tránh vi phạm các lỗi thường gặp và bị xử phạt nghiêm ngặt. Cụ thể cần lưu ý những điều sau:
- Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 12 Luật này quy định: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 14 Luật này quy định: Phương tiện tham gia giao thông không được vượt xe trong trường hợp nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Căn cứ khoản 4 Điều 15 Luật này quy định: Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật này quy định: Không được lùi xe ở đường một chiều, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
Như vậy, theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý tuân thủ các quy định về biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như của những cá nhân khác tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
>>> Bạn có biết Quy định của biển cấm đỗ ngày chẵn lẻ không?
4. Câu hỏi thường gặp
Biển báo này có giới hạn tốc độ không?
Không. Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt không trực tiếp quy định tốc độ nhưng yêu cầu người tham gia giao thông phải giảm tốc độ và luôn sẵn sàng dừng lại khi cần thiết.
Có những yếu tố nào cần chú ý khi lái xe qua giao lộ có biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt?
Khi lái xe qua giao lộ có biển báo này, người lái xe cần chú ý các yếu tố như: Quan sát các tín hiệu đèn hoặc thanh chắn; giảm tốc độ và đảm bảo không có tàu đến gần; kiểm tra tình trạng đường sắt (nếu có).
Khi nào biển báo cần được thay thế hoặc bảo trì?
Biển báo này cần được thay thế hoặc bảo trì khi có dấu hiệu mờ, hư hỏng, hoặc không rõ ràng, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Về câu hỏi “Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt là biển báo nào?”, có thể bạn đã có câu trả lời qua những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp trong bài viết trên. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về biển báo nguy hiểm hay các loại biển báo khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.