Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là một trong những loại biển báo quan trọng nhất trong hệ thống biển báo đường bộ, được thiết kế để ngăn chặn tình trạng các phương tiện di chuyển sai hướng trên những đoạn đường một chiều. Biển báo này không chỉ giúp duy trì trật tự giao thông mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tai nạn, bảo vệ an toàn cho tất cả những người tham gia giao thông. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu về Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều qua bài viết dưới đây.
1. Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là gì?
Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là một loại biển báo cấm được sử dụng trong hệ thống giao thông để chỉ rõ rằng các phương tiện không được phép đi vào một đoạn đường theo hướng ngược lại. Biển báo này thường có hình tròn với nền đỏ, bên trong có một vạch trắng ngang giữa biển. Khi gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ và không đi vào đoạn đường đó theo hướng bị cấm, để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác.
2. Ý nghĩa biển báo cấm đi ngược chiều
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuộc quốc gia về báo hiệu đường bộ. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Biển báo “Cấm đi ngược chiều” có ý nghĩa để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Căn cứ theo Phụ lục B QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều là biển số P.102. Biển báo cấm đi ngược chiều dùng để:
– Dùng để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.
3. Biển báo cấm được đặt ở vị trí nào theo chiều đi?
Theo quy định tại Điều 30 QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
Trường hợp. cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ “Hướng tác dụng của biển”.
4. Mức phạt khi đi ngược chiều
+ Đối với người điều khiển xe ô tô: Theo quy định tại Điều 5 khoản 5 điểm c, hành vi đi ngược chiều trên đường có biến “cấm đi ngược chiều” bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng; Trường hợp xe ô tô đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 5). Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Đối với người điểu khiển xe máy: Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu (điểm a khoản 5 Điều 6), tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng. Đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” gây tai nạn bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu (điểm b khoản 7 Điều 6), tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng – 04 tháng.
+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng (điểm c khoản 4 Điều 7) tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 tháng; Nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 7) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Đối với người điều khiển xe đạp: phạt tiền từ 300 nghìn đến 400 nghìn đồng (điểm c khoản 3 Điều 8).
Có thể thấy, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ đã tăng đáng kể theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP so với quy định trước đó tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Việc tăng mức tiền phạt này cũng nhằm mục đích để người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. Không vi phạm sẽ không bị phạt tiền hơn thế nữa còn tránh được nguy cơ gây tai nạn thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn về Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều cũng như đề cập đến một số thông tin cơ bản và hữu ích để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Ngoài ra, Pháp Lý Xe luôn hân hạnh và sẵn sàng hỗ trợ bạn trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến lĩnh vực này, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp tới Pháp lý xe nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp nhé!