Quy định về biển báo cầu hẹp 

Biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, biển báo cầu hẹp nhấn mạnh đến đoạn cầu có bề ngang hạn chế, cần đặc biệt chú ý khi đi qua. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu ý nghĩa về Quy định về biển báo cầu hẹp để giúp bạn hiểu rõ quy định về biển báo cầu hẹp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

biển báo cầu hẹp
biển báo cầu hẹp

1. Biển báo cầu hẹp là gì?

Biển báo cầu hẹp (Biển báo W.212) là một loại biển cảnh báo nguy hiểm, để báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,50 m, đặt biển số W.212 “Cầu hẹp” căn cứ theo mục C.12 Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, thường được đặt trước các đoạn cầu có bề ngang hẹp, không đủ để hai làn xe chạy cùng lúc hoặc có các đặc điểm đặc biệt cần lưu ý. 

Biển có hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ và bên trong là hình ảnh minh họa một đoạn cầu thu hẹp. Đây là một tín hiệu quan trọng nhằm cảnh báo người lái xe giảm tốc độ, chú ý quan sát và tuân thủ các quy tắc giao thông.

Mục đích lắp đặt biển báo là để báo trước sắp đến cầu hẹp. 

  • Khi qua các cầu này lái xe phải đi chậm, quan sát, nhường nhau và dừng lại chờ ở hai đầu cầu. 
  • Giúp người lái xe nhận biết đoạn cầu hẹp từ xa, tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra bất ngờ. 
  • Giảm thiểu nguy cơ va chạm và khuyến khích người tham gia giao thông điều chỉnh tốc độ và duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện khác. 
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú ý quan sát và cẩn thận khi đi qua các khu vực có đặc điểm đặc biệt như cầu hẹp.

>>> Xem thêm bài viết về Biển báo 125

2. Quy định về việc lắp đặt biển báo cầu hẹp

Biển báo cầu hẹp (Biển báo W.212) là một loại biển cảnh báo nguy hiểm, để báo trước sắp đến cầu hẹp. Căn cứ theo Điều 16 và Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT khi lắp đặt biển báo cầu hẹp, cần chú ý đến những quy định sau đây, cụ thể:

  • Quy định kích thước của biển báo W.212 
  • Quy định vị trí lắp đặt biển báo cầu hẹp 

2.1. Kích thước của biển báo W.212 

Kích thước của biển báo W.212 được quy định tùy theo loại đường căn cứ theo Bảng 1 Kích thước cơ bản của biển báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn và Bảng 2 Hệ số kích thước biển báo theo Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT:

Loại đường Kích thước biển báo cầu hẹp
Đường đô thị Cạnh tam giác đều dài 70 cm.
Đường thông thường Cạnh tam giác đều dài 126 cm.
Đường đôi ngoài đô thị Cạnh tam giác đều dài 87,5 cm.
Đường cao tốc Cạnh tam giác đều dài 140 cm.

Việc lựa chọn kích thước phù hợp giúp đảm bảo biển báo được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời bởi người tham gia giao thông.

2.2. Vị trí lắp đặt biển báo cầu hẹp 

Biển báo W.212 (Biển báo cầu hẹp) thường được đặt ở một khoảng cách an toàn trước cầu,  được đặt ở phía trước của cầu, trước khi lái xe tiếp cận cầu đó giúp tài xế dễ dàng nhận biết và phản ứng kịp thời. Lựa chọn vị trí lắp đặt có thể phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của con đường và cầu, nhưng mục đích chính là đảm bảo tính an toàn và thông tin đầy đủ cho người lái xe. Vị trí lắp đặt này giúp lái xe có đủ thời gian và cơ hội để điều chỉnh tốc độ và chuẩn bị cho việc đi qua cầu hẹp. Việc lắp đặt biển báo cầu hẹp cần tuân theo các quy định nhằm đảm bảo hiệu quả cảnh báo. Căn cứ vào Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường như sau:

  • Đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
  • Đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi
  • Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

3. Biển báo cầu hẹp có hiệu lực từ vị trí nào?

Biển báo 233 bắt đầu có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển và áp dụng cho phạm vi nguy hiểm được cảnh báo chỉ có giá trị trên các làn đường hoặc các khu vực nhất định. Phạm vi hiệu lực có thể kết thúc bằng các yếu tố sau:

  • Khu vực nguy hiểm được đánh dấu rõ ràng (vd: vùng làm đường, khu ngập nước).
  • Biển báo hết nguy hiểm hoặc biển báo mới thay thế.

Khi biển báo cầu hẹp có hiệu lực, người tham gia giao thông cần:

  • Điều chỉnh tốc độ chậm hơn để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đường đông đúc hoặc điều kiện thời tiết xấu.
  • Kiểm tra làn đường và các phương tiện di chuyển xung quanh để tránh va chạm.
  • Nếu có biển chỉ dẫn về ưu tiên, cần nhường đường theo quy định, tránh tình trạng tranh giành gây nguy hiểm.
  • Tránh đi sát các phương tiện phía trước hoặc bên cạnh, đặc biệt khi qua cầu.
  • Đối với những phương tiện lớn và cồng kềnh khi thấy biển báo nên tránh di chuyển lên cầu để tránh gây tai nạn và gây bất tiện cho các phương tiện khác.

>> Xem thêm bài viết về Biển báo phía trước có chướng ngại vật

 

biển báo cầu hẹp
biển báo cầu hẹp

4. Câu hỏi thường gặp

Tại sao cần có biển báo cầu hẹp?
Biển báo cầu hẹp giúp người tham gia giao thông nhận biết sớm đoạn cầu có bề ngang hạn chế, từ đó điều chỉnh hành vi lái xe phù hợp để đảm bảo an toàn.

Biển báo cầu hẹp có bắt buộc tuân thủ không?
, biển báo này là một phần trong hệ thống quy định an toàn giao thông. Người lái xe cần tuân thủ các tín hiệu cảnh báo để tránh vi phạm luật và giảm nguy cơ tai nạn.

Biển báo cầu hẹp thường gặp ở đâu?
Biển báo này thường được lắp đặt tại các cây cầu nhỏ, cầu tạm, hoặc các cầu xây dựng trên địa hình khó khăn, nơi có nguy cơ tai nạn cao.

Biển báo cầu hẹp là một tín hiệu giao thông quan trọng, đóng vai trò cảnh báo và hướng dẫn người tham gia giao thông đảm bảo an toàn khi đi qua các đoạn cầu có bề ngang hạn chế. Việc hiểu rõ và tuân thủ quy định về biển báo cầu hẹp không chỉ giúp bạn lái xe an toàn mà còn góp phần xây dựng một môi trường giao thông văn minh, an toàn hơn. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc này. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận được câu trả lời sớm nhất. 

Bài viết liên quan