Biển báo 125 là gì? Ý nghĩa và kích thước

Biển báo giao thông số P.125, thường được gọi là biển báo “Cấm vượt”, là một trong những biển báo quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam. Biển này được thiết kế để ngăn chặn các tình huống vượt xe nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu Biển báo 125 là gì? Ý nghĩa và kích thước để giúp bạn hiểu rõ quy định về biển báo cầu hẹp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

biển báo 125
biển báo 125

1. Biển báo 125 là gì?

Căn cứ theo mục B.21 Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 Biển báo P.125 có ý nghĩa cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau trên đoạn đường có đặt biển này (kể cả xe được ưu tiên theo quy định tại Điều 11 Quy chuẩn này) bao gồm cả các xe được ưu tiên theo quy định, như xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe công an đang làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy. Tuy nhiên, biển báo này cho phép các phương tiện vượt xe máy hai bánh và xe gắn máy.

  • Biển báo P.125 có hình tròn với các đặc điểm sau: Viền đỏ biểu thị lệnh cấm, nền trắng để tạo sự nổi bật cho biểu tượng bên trong, có biểu tượng hai ô tô ở giữa: Một xe màu đen và một xe màu đỏ đặt cạnh nhau, tượng trưng cho hành động vượt xe bị cấm. Nhờ thiết kế đơn giản nhưng rõ ràng, biển báo P.125 rất dễ nhận biết và hiểu ngay cả khi di chuyển với tốc độ cao.
  • Biển báo P.125 bắt đầu có hiệu lực từ vị trí đặt biển và kéo dài cho đến khi có biển báo P.133 “Hết cấm vượt” hoặc biển P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”. 

+ Biển báo P.133 “Hết cấm vượt” tương tự biển “Cấm vượt” nền màu trắng, nhưng viền màu xanh dương, và bên trong có hình hai ô tô song song. Một đường gạch chéo màu đen xuyên qua tâm biển, thể hiện sự kết thúc của lệnh cấm vượt.

+ Biển P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” có nền màu trắng, viền màu xanh dương, và bên trong rỗng. Một đường gạch chéo màu đen xuyên qua tâm biển, thể hiện sự kết thúc của tất cả các lệnh cấm.

  • Trong trường hợp không có các biển báo này, hiệu lực của biển P.125 sẽ kết thúc khi đến giao lộ tiếp theo
  • Lưu ý khi gặp biển báo P.125

+ Giảm tốc độ và chú ý quan sát: Khi thấy biển P.125, hãy giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện xung quanh.

+ Tuân thủ nguyên tắc nhường đường: Nếu cần vượt, chỉ thực hiện khi đi qua khu vực biển báo hết hiệu lực và đảm bảo không có nguy cơ tai nạn.

+ Hạn chế vượt trong khu vực đông dân cư hoặc địa hình nguy hiểm: Biển P.125 thường được đặt ở các khu vực đường đèo, dốc, nơi có tầm nhìn hạn chế, vì vậy hãy luôn cảnh giác cao độ.

>>>> Xem thêm bài viết về Biển cấm ô tô và ý nghĩa của biển cấm ô tô

2. Quy định lắp đặt biển báo 125

Biển báo cầu hẹp (Biển báo P.125 ) là một loại biển cảnh báo nguy hiểm, để báo trước sắp đến cầu hẹp. Căn cứ theo Điều 16 và Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT khi lắp đặt biển báo cầu hẹp, cần chú ý đến những quy định sau đây, cụ thể:

  • Quy định kích thước của biển báo P.125 
  • Quy định vị trí lắp đặt biển báo cầu hẹp 

2.1. Kích thước của biển báo P.125 

Kích thước của biển báo P.125 được quy định tùy theo loại đường căn cứ theo Bảng 1 Kích thước cơ bản của biển báo cầu hẹp và Bảng 2 Hệ số kích thước biển báo theo Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT:

Loại đường Kích thước biển báo cầu hẹp
Đường đô thị Đường kính ngoài của biển báo là 70 cm.
Đường thông thường Đường kính ngoài của biển báo là 126 cm.
Đường đôi ngoài đô thị Đường kính ngoài của biển báo là 87,5 cm.
Đường cao tốc Đường kính ngoài của biển báo là 140 cm.

Việc lựa chọn kích thước phù hợp giúp đảm bảo biển báo được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời bởi người tham gia giao thông.

2.2. Vị trí lắp đặt biển báo cầu hẹp 

Biển báo giao thông số P.125 “Cấm vượt” thường được đặt ở đường đèo, dốc có tầm nhìn hạn chế, góc cua hẹp và địa hình nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn khi vượt xe nhằm ngăn chặn hành vi vượt ẩu trên những đoạn đường này hoặc ở đường cong, khuất tầm nhìn dễ xảy ra va chạm nếu các phương tiện cố gắng vượt nhau., Khu vực giao thông đông đúc có đường hẹp, gần các giao lộ. Biển P.125 thường được đặt để nhắc nhở người lái xe tuân thủ quy tắc an toàn, giúp ngăn chặn việc vượt xe, tránh gây xung đột giao thông.

Việc lắp đặt biển báo cầu hẹp cần tuân theo các quy định nhằm đảm bảo hiệu quả cảnh báo. Căn cứ vào Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường như sau:

  • Đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
  • Đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi
  • Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
biển báo 125
biển báo 125

3. Mức phạt vi phạm biển báo 125

Nếu không chấp hành chỉ dẫn của biển báo “Cấm vượt” (P.125), người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản a Điều 6 và Điều 7, Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/12/2024 về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe:

Loại xe Mức phạt khi không chấp hành biển báo “Cấm vượt” Mức phạt khi không chấp hành biển báo “Cấm vượt” mà gây tai nạn Căn cứ pháp lý
Xe ô tô 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng điểm a khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP 
Xe máy 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng điểm c khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Vậy mức phạt của các phương tiện giao thông kể cả xe được ưu tiên khi vi phạm biển báo “Dừng lại” thì xe ô tô sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng còn xe máy từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

>>>> Xem thêm bài viết về Tổng hợp các quy định xử phạt vi phạm giao thông

4. Câu hỏi thường gặp

Biển báo P.125 khác gì so với biển báo P.126 (Cấm ô tô tải vượt)?

Biển P.125 cấm tất cả các xe cơ giới vượt nhau, trừ xe máy hai bánh và xe gắn máy. Còn biển P.126 chỉ cấm xe ô tô tải vượt các phương tiện khác, trong khi các loại xe khác vẫn được phép vượt.

Biển báo P.125 thường được đặt ở những vị trí nào?

Biển báo P.125 thường được đặt ở: Đường đèo, dốc, đường cong, khuất tầm nhìn, khu vực giao thông đông đúc hoặc có nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Có cần giảm tốc độ khi thấy biển báo P.125 không?

Khi gặp biển báo P.125, tài xế không chỉ cần giảm tốc độ mà còn phải tuyệt đối không vượt xe khác. Điều này đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện xung quanh trên đoạn đường nguy hiểm.

Biển báo P.125 – “Cấm vượt” là một trong những biển báo quan trọng giúp duy trì trật tự và an toàn giao thông, đặc biệt trên các đoạn đường nguy hiểm. Việc tuân thủ biển báo không chỉ thể hiện ý thức của người tham gia giao thông mà còn góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc này. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận được câu trả lời sớm nhất. 

 

Bài viết liên quan