Bảo hiểm mất xe máy: Quyền lợi và chi phí như thế nào?

Mất xe máy là một tình huống không ai mong muốn, nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bảo hiểm mất xe máy ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp chủ xe dùng an tâm hơn khi sử dụng phương tiện cá nhân. Vậy khi tham gia bảo hiểm mất xe, người dùng sẽ được hưởng những quyền lợi gì và phải trả mức phí bao nhiêu?

1. Bảo hiểm xe máy có mấy loại?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, có 02 loại bảo hiểm xe máy:

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc xe máy: Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm TNDS sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới (chứ không phải bồi thường cho chủ xe). Người bị tai nạn sẽ được bảo hiểm chi trả quyền lợi bồi thường cho những thiệt hại về người và tài sản do lỗi của chủ phương tiện gây ra theo đúng quy định của pháp luật. Người tham gia bảo hiểm sẽ không phải tự mình đền bù thiệt hại.

 BH xe máy tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể mua thêm nhằm mang lại quyền lợi chi trả bồi thường tài chính về tài sản hoặc người ngồi trên xe (bao gồm chủ xe và người đi cùng) khi gặp tại nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp. Tùy vào loại hợp đồng bảo hiểm được ký giữa người mua và công ty bảo hiểm, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường sẽ được quy định trong hợp đồng.

2. Bảo hiểm xe máy chi phí bao nhiêu?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc (bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của phương tiện) được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm tùy theo từng phương tiện như sau:

– Xe máy dưới 50 phân khối (dưới 50 cc), xe máy điện: 60.500 đồng / năm (đã bao gồm VAT)

– Xe máy (mô tô) trên 50cc: 66.000 đồng / năm (đã bao gồm VAT)

– Xe phân khối lớn (trên 175cc), xe mô tô 3 bánh, các loại xe khác: 319.000 đồng / năm (đã bao gồm VAT)

Khác với bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xe máy tự nguyện có nhiều loại với quyền lợi bảo hiểm đa dạng, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người mua. Mức giá sẽ phụ thuộc vào hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

3. Mua bảo hiểm xe máy, chủ xe nhận được quyền lợi gì?

Mức bồi thường:

Theo thông tư 04/2021/TT-BTC:

– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn.

– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.

Đối với bảo hiểm xe máy tự nguyện, quyền lợi chủ xe nhận được phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe…

Quy định bồi thường:

Theo Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc đó là:

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I của Nghị định 03/2021/NĐ-CP hoặc theo thoả thuận nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản/01 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

4. Chủ xe máy không trang bị bảo hiểm có bị phạt không?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

5. Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận điện tử bảo hiểm xe máy có giá trị thế nào?

Theo quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2021, người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy sẽ được cấp giấy chứng nhận điện tử bên cạnh hình thức thẻ giấy truyền thống. Như vậy, giấy chứng nhận điện tử có hiệu lực tương đương thẻ giấy và hoàn toàn có thể dùng để xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra giấy tờ từ cảnh sát giao thông.

Những trường hợp nào được bảo hiểm mất xe máy chi trả?

Bảo hiểm mất xe máy thường chi trả cho những trường hợp xe bị mất do các nguyên nhân bất khả kháng hoặc ngoài ý muốn của người chủ xe. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

  • Mất cắp toàn bộ xe: Khi chiếc xe máy của bạn bị mất cắp hoàn toàn, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường theo giá trị được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Mất trộm các bộ phận chính của xe: Nếu xe của bạn bị mất trộm các bộ phận quan trọng như động cơ, khung sườn, hoặc các bộ phận khác theo quy định trong hợp đồng, bạn cũng có thể được bồi thường.
  • Xe bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa: Trong trường hợp xe bị tai nạn, hỏa hoạn hoặc thiên tai gây ra hư hỏng quá nặng, không thể sửa chữa được, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường theo giá trị còn lại của xe.

Chi phí bảo hiểm mất xe máy phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí bảo hiểm mất xe máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhằm đảm bảo tính công bằng và phản ánh chính xác rủi ro của từng trường hợp. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm:

  • Loại xe:
    • Hãng xe: Các hãng xe khác nhau có giá trị khác nhau, do đó phí bảo hiểm cũng khác nhau.
    • Dòng xe: Xe số, xe ga, xe phân khối lớn… có mức phí bảo hiểm khác nhau.
    • Năm sản xuất: Xe mới thường có giá trị cao hơn nên phí bảo hiểm cũng cao hơn.
  • Giá trị xe: Giá trị của xe tại thời điểm mua bảo hiểm là yếu tố quyết định trực tiếp đến mức phí.
  • Nơi đăng ký xe: Khu vực có tỷ lệ mất cắp cao thường có phí bảo hiểm cao hơn.
  • Loại hình bảo hiểm:
    • Bảo hiểm toàn phần: Bảo hiểm mọi rủi ro, bao gồm cả mất cắp, hư hỏng, thiên tai… Phí bảo hiểm loại này thường cao hơn.
    • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Chỉ bảo hiểm thiệt hại cho người khác trong trường hợp xảy ra tai nạn. Phí bảo hiểm loại này thường thấp hơn.
  • Thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm càng dài, phí bảo hiểm càng thấp.
  • Các điều khoản bổ sung:
    • Khóa chống trộm: Nếu xe được trang bị khóa chống trộm, phí bảo hiểm có thể được giảm.
    • Garage: Nếu xe được để trong garage, phí bảo hiểm cũng có thể thấp hơn.
  • Lịch sử bảo hiểm: Khách hàng có lịch sử bảo hiểm tốt, không có yêu cầu bồi thường trong quá khứ thường được hưởng ưu đãi về phí.
  • Chính sách của công ty bảo hiểm: Mỗi công ty bảo hiểm có chính sách và bảng giá khác nhau.

Hy vọng qua bài viết, Pháp lý xe đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Bảo hiểm mất xe máy: Quyền lợi và chi phí như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Pháp lý xe nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan