Kinh doanh vận tải là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững trong lĩnh vực này, các quy định về thuế suất kinh doanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tổng hợp các loại thuế suất kinh doanh vận tải.
![](https://phaplyxe.vn/wp-content/uploads/2024/04/Tong-hop-cac-loai-thue-suat-kinh-doanh-van-tai.jpg)
1. Thuế suất kinh doanh vận tải là gì?
Thuế suất kinh doanh vận tải là tỷ lệ phần trăm được áp dụng để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Mức thuế suất này được quy định bởi pháp luật thuế của Việt Nam và có thể thay đổi tùy theo loại hình vận tải, đối tượng vận chuyển và thời điểm thực hiện giao dịch.
![](https://phaplyxe.vn/wp-content/uploads/2024/04/Thue-suat-kinh-doanh-van-tai-la-gi.jpg)
2. Các loại thuế suất kinh doanh vận tải
2.1. Thuế môn bài
Theo Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài được quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Đối với tổ chức:
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức (công ty, doanh nghiệp,…) được xác định như sau:
Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký | Tiền lệ phí môn bài |
Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
Đối với cá nhân: Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải được xác định như sau:
Doanh thu | Tiền lệ phí môn bài |
Trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống | Miễn lệ phí môn bài |
2.2. Thuế giá trị gia tăng
* Đối với tổ chức
– Tổ chức kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì số thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp | = | Số thuế giá trị gia tăng đầu ra | – | Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ |
Trong đó ta có thể xác định:
- Số thuế Giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn Giá trị gia tăng
- Số thuế Giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn Giá trị gia tăng
– Trường hợp tổ chức kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Tỷ lệ % x với doanh thu
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải là 3%;
- Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
* Đối với cá nhân
– Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
– Đối với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp | = | Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng | x | Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng |
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).
- Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì tỷ lệ % thuế giá trị gi tăng được quy định là 3%.
![](https://phaplyxe.vn/wp-content/uploads/2024/04/Thue-gia-tri-gia-tang.jpg)
2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân
* Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp tổ chức kinh doanh vận tải hàng hóa thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | = | (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)) | x | Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp |
Trong đó xác định như sau:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác.
Thu nhập được miễn thuế: bao gồm 11 loại thu nhập theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
* Thuế thu nhập cá nhân
Tương tự lệ phí môn bài và thuế giá trị gia tăng, nếu cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân kinh doanh vận tải thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân | x | Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân |
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).
- Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh vận tải được quy định là 1,5%.
3. Mọi người có thể hỏi
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần nộp những loại thuế nào ngoài thuế GTGT?
Ngoài thuế GTGT, doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn cần nộp các loại thuế sau:
- Thuế TNDN: Mức thuế TNDN áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải là 20%.
- Thuế môn bài: Mức thuế này được áp dụng đối với từng loại hình vận tải cụ thể.
- Phí sử dụng đường bộ: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải nộp phí này khi sử dụng phương tiện vận tải tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ.
- Phí bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải nộp phí này nếu hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Làm thế nào để biết doanh nghiệp mình thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%?
Doanh nghiệp cần tra cứu quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành để xác định xem mình có thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% hay không.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo ý kiến của cơ quan thuế địa phương để được tư vấn cụ thể.
Doanh nghiệp cần làm gì để nộp thuế đầy đủ và đúng hạn?
Để nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
- Kế toán doanh nghiệp cần lập tờ khai thuế đúng theo quy định.
- Nộp tờ khai thuế và số tiền thuế theo kỳ hạn quy định.
- Lưu giữ hồ sơ kế toán liên quan đến việc nộp thuế trong thời gian theo quy định.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần căn cứ vào quy định của pháp luật thuế đặc biệt là tổng hợp các loại thuế suất kinh doanh vận tải để xác định chính xác mức thuế suất cần áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Pháp Lý Xe xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com