Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế (2024)

Để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế, việc có được giấy phép là điều cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế không hề đơn giản, đòi hỏi sự đáp ứng các điều kiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế qua bài viết sau.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế

1. Kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế là gì?

Hiện nay, pháp luật không có quy định khái niệm kinh doanh vận tải là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi.

Bên cạnh đó, vận tải đường bộ quốc tế được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 119/2021/NĐ-CP thì vận tải đường bộ quốc tế là hoạt động vận chuyển người, hàng hóa bằng phương tiện đường bộ giữa một điểm trong lãnh thổ Việt Nam và một điểm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế là hoạt động sử dụng xe ô tô để vận chuyển hành khách, hàng hóa qua biên giới quốc gia nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này bao gồm:

  • Vận tải hàng hóa: Vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát ở Việt Nam đến điểm đến ở nước ngoài hoặc ngược lại.
  • Vận tải hành khách: Vận chuyển hành khách từ điểm xuất phát ở Việt Nam đến điểm đến ở nước ngoài hoặc ngược lại.

2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế

Các doanh nghiệp có đủ điều kiện sau đây được cấp giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế:

– Có đăng ký kinh doanh hoạt động vận tải đường bộ

– Năng lực hoạt động

+ Có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong hoạt động vận tải nội địa tại nước mình;

+ Đối với vận tải hành khách tuyến cố định, phải có đủ số lượng phương tiện phù hợp với phương án kinh doanh trên tuyến.

– Năng lực chuyên môn:

Bên ký kết của người vận tải phải làm rõ và khẳng định năng lực của người vận tải trong việc quản lý kinh tế, cung ứng dịch vụ có chất lượng, cạnh tranh lành mạnh và vận hành an toàn doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải. Nhằm mục đích này, Bên ký kết của người vận tải sẽ yêu cầu người vận tải phải có năng lực trong các lĩnh vực sau đây:

+ Các vấn đề về pháp lý liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ (ví dụ như hợp đồng, nghĩa vụ pháp lý của người vận tải, luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật lao động, luật thuế);

+ Quản lý hoạt động vận tải (tính toán chi phí và giá thành, biện pháp thanh toán và cấp tài chính, quy định về giá, bảo hiểm, môi giới vận tải, kỹ năng quản lý, tiếp thị);

+ Các điều kiện và yêu cầu về khả năng tiếp cận thị trường nếu có (ví dụ tiếp cận chuyên môn, chứng từ vận tải, cạnh tranh bình đẳng/chống phá giá);

+ Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hoạt động vận tải (kích cỡ và trọng lượng phương tiện, lựa chọn phương tiện, bảo dưỡng phương tiện, xếp dỡ hàng hóa, vận tải hàng nguy hiểm và hàng mau hỏng, các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong giao thông đường bộ);

+ An toàn đường bộ (như các quy tắc đường bộ, an toàn giao thông đường bộ, phòng chống và giảm thiểu tai nạn đường bộ).

(Xem thêm Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định điều kiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế)

3. Các loại giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 119/2021/NĐ-CP có 7 loại giấy phép kinh doanh vận tải quốc tế:

(1) Giấy phép vận tải loại A: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.

(2) Giấy phép vận tải loại B: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước và xe công vụ.

(3) Giấy phép vận tải loại C: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.

(4) Giấy phép vận tải loại D: Cấp cho phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm.

(5) Giấy phép vận tải loại E: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.

(6) Giấy phép vận tải loại F: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước và xe công vụ.

(7) Giấy phép vận tải loại G: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế được quy định rõ ràng tại các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế. Đây là đơn vị đầu mối trong việc quản lý và cấp phép, đồng thời kiểm soát hoạt động vận tải giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Sở Giao thông Vận tải: Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở tại các địa phương, việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải quốc tế có thể được thực hiện tại Sở Giao thông Vận tải của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định.

5. Mọi người cũng hỏi

Mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế?

Chỉ có các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam mới có quyền xin cấp giấy phép này. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thuộc ngành nghề kinh doanh vận tải.

Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế có thời hạn vĩnh viễn?

Giấy phép này thường có thời hạn nhất định, sau đó doanh nghiệp phải tiến hành gia hạn nếu muốn tiếp tục hoạt động.

Doanh nghiệp chỉ cần nộp một lần hồ sơ là có thể được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế?

Quá trình xin cấp giấy phép có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ hoặc thông tin nếu chưa đầy đủ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đền nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

 

 

Bài viết liên quan