Bốc đầu xe máy là trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe máy bằng một bánh. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
1. Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhiều cá nhân thích thể hiện cái tôi khi tham gia lưu thông đường bộ hay còn được người dân gọi thân thuộc là “tổ lái”, thường có nhiều dấu hiệu vi phạm luật giao thông như lạng lách, đánh võng hay dễ thấy nhất là bốc đầu xe máy. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng đến an toàn giao thông và phải bị xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm.
Người nào có hành vi bốc đầu xe máy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 8, 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.“
Theo quy định trên, người nào có hành vi bốc đầu xe máy (tức điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh) có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp bốc đầu xe máy mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ (cảnh sát giao thông,…) còn bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng.
Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tới 4 tháng (căn cứ quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hành vi bốc đầu xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra thiệt hại đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự.
2. Bốc đầu xe máy “khoe Facebook” có bị phạt vi phạm?
Hành vi bốc đầu xe máy là một hành vi có tính bốc đồng của giới trẻ khi thể hiện cá tính của mình một cách tiêu cực, nhiều người khoe thành tích bốc đầu của mình lên Facebook để khoe mẻ thành tích của mình với cộng đồng đua xe. Hành vi này có thể bị xử phạt nghiêm nếu bị phát hiện. Cụ thể hiện nay điều này được quy định như sau:
Bởi theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT được phép tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ các nguồn sau:
a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Như vậy, CSGT có quyền sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm.
Theo khoản 5 Điều 24 Thông tư 65, sau khi tiếp nhận hình ảnh, video, CSGT sẽ tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính bằng cách xác minh thông tin về chủ phương tiện; gửi thông báo mời người điều khiển đến cơ quan CSGT để làm rõ hoặc mời người đăng tải hình ảnh, video đến làm việc để cung cấp thêm thông tin.
Nếu xác định có hành vi vi vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi bốc đầu xe máy.
Như vậy, dù không trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm nhưng nếu có hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội thì CSGT vẫn được xử phạt người vi phạm.
Theo đó, người bốc đầu xe máy khoe Facebook cũng phải đối mặt với mức phạt từ 06 – 08 triệu đồng, thậm chí người này có thể bị phạt cao nhất đến 14 triệu đồng khi gây tai nạn.
3. Đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc đua xe gắn máy là hành vi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định pháp luật. Nếu việc đua xe gắn máy không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp hành vi đua xe gắn máy trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính thì mức phạt được quy định tại điểm a Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) như sau:
…
- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 34 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.”;
Từ căn cứ trên, suy ra, hành vi đua xe trái phép của người điều khiển phương tiện xe gắn máy khi tham gia giao thông thấp nhất là 10 triệu và tối đa là 15 triệu.
Ngoài việc bị xử phạt tiền thì người tham gia giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng và bị tịch thu phương tiện xe gắn máy.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm đua xe trái phép là cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ theo quy định tại khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi quản lý hành chính của mình theo quy định tại khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Vì vậy, khi phát hiện có hành vi vi phạm, bạn có thể nhanh chóng ghi hình/quay phim lại và thông báo tới chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cảnh sát giao thông có thẩm quyền.
4. Câu hỏi thường gặp
Các hành vi nào liên quan đến bốc đầu xe máy có thể bị phạt?
Ngoài hành vi bốc đầu xe máy, các hành vi liên quan như:
- Chạy xe zig zag, lạng lách đánh võng.
- Tăng tốc đột ngột, phanh gấp, chuyển làn đường không báo hiệu.
- Đua xe trái phép.
Tất cả các hành vi trên đều có thể bị xử phạt nặng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra.
Mức phạt cụ thể cho hành vi bốc đầu xe máy là bao nhiêu?
Theo quy định hiện hành, mức phạt cho hành vi bốc đầu xe máy có thể lên đến 14 triệu đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định.
Tại sao hành vi bốc đầu xe máy lại bị phạt nặng đến vậy?
Hành vi bốc đầu xe máy là một trong những hành vi vi phạm giao thông rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tai nạn cho chính người điều khiển và những người xung quanh. Việc phạt nặng nhằm mục đích:
- Răn đe: Ngăn chặn hành vi vi phạm này, bảo đảm an toàn giao thông.
- Giáo dục: Nhắc nhở người tham gia giao thông về ý thức chấp hành luật pháp.
- Bảo vệ: Bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Bốc đầu xe máy bị phạt tới 14 triệu đồng. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đề nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 7790 7790
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com