Trong quy định về việc đứng tên xe máy, tuổi của người được phép đứng tên là một yếu tố quan trọng được quan tâm. Việc này không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý mà còn đảm bảo an toàn giao thông và quyền lợi của người tham gia vào giao thông đường bộ. Vậy, quy định bao nhiêu tuổi là được đứng tên xe máy? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
1. Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên mua xe máy hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mặt giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 17 tuổi: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo quy định thì xe máy là động sản phải đăng ký, cho nên bạn 17 tuổi chưa thể tự mình mua xe máy được, bạn được quyền đứng tên trên chiếc xe nhưng việc mua xe này phải được người đại diện theo pháp luật (cha mẹ) đồng ý.
2. Bao nhiêu tuổi mới được đứng tên xe máy?
Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe máy. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về độ tuổi một cá nhân được tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
Cụ thể, từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, cá nhân có thể thực hiện các giao dịch dân sự trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và một số giao dịch khác theo quy định của pháp luật thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Trong đó, bất động sản là đất đai và các tài sản gắn liền với đất, nhà hay công trình xây dựng và một số loại tài sản khác theo quy định của pháp luật. Còn động sản là những tài sản như phương tiện xe cơ giới. Như vậy, cá nhân đủ 15 tuổi trở lên được phép tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến động sản và bất động sản. Trong đó, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó, người dân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được quyền đứng tên xe nhưng việc mua xe phải được người đại diện theo pháp luật (cha mẹ) đồng ý. Đối với cá nhân từ đủ 6 đến dưới 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật (cha mẹ) đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với độ tuổi.Bên cạnh đó, để được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe theo quy định, phương tiện cần đáp ứng yêu cầu:
- Có giấy tờ chứng minh rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ
- Đảm bảo tiêu chuẩn về việc xử lý khí thải ra môi trường khi hoạt động
- Đảm bảo an toàn kỹ thuật thể hiện trên thông số xe
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại xe
Như vậy, căn cứ vào Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi được phép đứng tên trên đăng ký xe máy, tuy nhiên khi thực hiện giao dịch mua bán, cho tặng hoặc thừa kế xe thì phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật (cha mẹ).
3. Hồ sơ đăng ký xe máy gồm những gì?
Ngoài việc thắc mắc bao nhiêu tuổi thì đứng tên xe máy thì người dùng còn quan tâm đến hồ sơ đăng ký xe máy gồm những gì?
Điều 8 Thông tư 24/2023/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe máy cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu.
- Giấy tờ của chủ xe: Xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu với công dân Việt Nam, hoặc giấy tờ tạm trú, giấy chứng minh công tác của người nước ngoài, Giấy tờ pháp lý của tổ chức theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA.
- Giấy tờ của xe: Chứng từ nguồn gốc xe, Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, Chứng từ lệ phí trước bạ xe, Hóa đơn giá trị gia tăng của xe.
Bên cạnh đó, Điều 60 Luật giao thông đường bộ có quy định về độ tuổi được điều khiển phương tiện xe cơ giới như sau:
- Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên được phép điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
Đặc biệt, không phải cá nhân đủ tuổi đứng tên trên đăng ký xe là có thể điều khiển các phương tiện xe cơ giới. Người dân phải tuân thủ đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ về độ tuổi được phép lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và có đủ khả năng để xử lý tình huống cũng như chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.Ngoài ra, sức khỏe cũng là yêu cầu không thể thiếu đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới. Người lái xe cần tuân thủ quy định về việc khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe cũng phải tuân thủ quy định của Luật giao thông đường bộ, bên cạnh đó luôn mang theo các giấy tờ quy định, bao gồm:
Như vậy, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi được phép đứng tên trên đăng ký xe máy tuy nhiên khi giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật (cha mẹ).
4. Câu hỏi thường gặp
Tôi có thể đăng ký xe máy khi chưa đủ 18 tuổi không?
Trả lời: Có, theo quy định, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, nhưng cần sự đồng ý của người đại diện pháp luật, thường là cha mẹ.
Làm thế nào để thực hiện đăng ký xe máy một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Trả lời: Để thực hiện đăng ký xe máy, bạn cần chuẩn bị giấy tờ như hợp đồng mua bán, chứng minh nhân dân, giấy khai lệ phí trước bạ, và hóa đơn giá trị gia tăng của xe. Sau đó, nộp hồ sơ tại cơ quan công an xã nơi bạn đăng ký thường trú.
Tôi có thể đăng ký xe máy qua mạng không?
Trả lời: Hiện nay, quy trình đăng ký xe máy qua mạng chưa phổ biến. Thông thường, bạn cần đến cơ quan công an xã hoặc cơ quan công an cấp huyện để nộp hồ sơ đăng ký xe.
Từ thông tin trên, Pháp Lý Xe hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về quy định về độ tuổi được đứng tên xe máy. Đây là một quy định quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn và trách nhiệm của người sử dụng xe máy trên đường. Hãy tuân thủ các quy định này để tránh vi phạm pháp luật và bảo vệ bản thân cũng như người tham gia giao thông khác.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com