Người Việt sử dụng ứng dụng đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần mỗi tuần

Theo báo cáo “Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025″ do Cimigo công bố, người Việt hiện sử dụng các ứng dụng đa dịch vụ với tần suất trung bình 5 lần mỗi tuần, tập trung vào ba nhóm dịch vụ chính: thanh toán điện tử (3,88 lần/tuần), gọi xe máy (3,04 lần/tuần) đặt giao đồ ăn (2,83 lần/tuần).

Người Việt sử dụng ứng dụng đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần mỗi tuần
Người Việt sử dụng ứng dụng đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần mỗi tuần

hình “tất cả trong một” ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt nhóm người dùng từ 25 đến 44 tuổi tại TP.HCM, nhờ sự tiện lợi tiết kiệm thời gian. Trong khi đó, nhóm người dùng từ 44 tuổi trở lên xu hướng sử dụng dịch vụ gọi xe ô thường xuyên hơn, phản ánh sự khác biệt về nhu cầu di chuyển theo từng thế hệ.

Báo cáo Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025 vừa được Cimigo công bố - Ảnh Cimigo
Báo cáo Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025 vừa được Cimigo công bố – Ảnh Cimigo

Người tiêu dùng hiện nay xu hướng sử dụng nhiều siêu ứng dụng song song để so sánh giá cả săn tìm ưu đãi, cho thấy hành vi mua sắm linh hoạt nhạy cảm với chi phí. Về mức độ phổ biến thương hiệu, MoMo, Shopee, Be Grab những doanh nghiệp dẫn đầu với tỷ lệ chuyển đổi từ nhận biết sang sử dụng thực tế cao.

Be, ứng dụng thuần Việt, ghi nhận mức tăng trưởng GMV toàn nền tảng đạt 60% trong năm 2024, với lượng người dùng tăng 50%. Đáng chú ý, 70% người dùng Be sử dụng từ hai dịch vụ trở lên, với mức chi tiêu cao gấp 25 lần nhóm chỉ dùng một dịch vụ.

Các yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy người dùng gắn với một siêu ứng dụng bao gồm giá cả cạnh tranh, thao tác nhanh gọn sự ổn định. Cuộc đua trong lĩnh vực gọi xe công nghệ ngày càng sôi động, với các ứng dụng như Grab, Be, Xanh SM Tada đều nỗ lực giành lấy thời gian chi tiêu hàng ngày của người dùng Việt.

Theo báo Tuổi trẻ Online

Bài viết liên quan