Nâng tải trọng xe là gì? Thông tin chi tiết

Việc nâng tải trọng xe là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực vận tải và logistics, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và an toàn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này và những quy định pháp luật liên quan. Trong bài viết này, Pháp lý xe sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Biển báo cấm tải trọng xe là biển nào? và các quy định hiện hành và giải đáp những câu hỏi thường gặp.

nâng tải trọng xe
nâng tải trọng xe

1. Nâng tải trọng xe là gì?

Nâng tải trọng xe là quá trình điều chỉnh hoặc cải tạo phương tiện nhằm tăng khả năng chở hàng hóa so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi cấu trúc, hệ thống treo, hoặc các bộ phận khác của xe để đáp ứng nhu cầu vận chuyển lớn hơn. Ví dụ xe lúc đầu là 3.5 tấn nhưng sẽ được nâng lên tới 6.5 tấn hoặc nhiều hơn tùy theo cấu hình cho phép của xe và mục đích sử dụng của bạn. Việc nâng tải trọng cho xe chủ yếu là do nhu cầu của người sử dụng. Các lái xe hoặc chủ xe muốn nâng tải trọng lên mức cao hơn để chở được nhiều hàng hoá hơn, thay đổi mặt hàng vận chuyển…

Thông thường, khi ra một loại xe tải, các nhà sản xuất đã tính toàn về tải trọng quy chuẩn của mỗi chiếc xe. Theo các kỹ thuật viên về xe tải, việc nâng trọng tải cho xe không ảnh hưởng đến chất lượng xe bởi nâng tải xe có biện pháp và cách nâng phù hợp. Vì thế, việc nâng tải trọng xe giúp vận chuyển được khối lượng hàng hoá nhiều hơn mà không khiến xe bị ảnh hưởng, hư hỏng. 

Đối với việc nâng tải cho xe trái phép làm ảnh hưởng đến chất lượng, động cơ của xe sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

>> Xem thêm bài viết Cách tính tải trọng xe nâng như thế nào?

2. Quy định pháp luật về nâng tải trọng xe

Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguyên tắc chung của việc cải tạo xe cơ giới là Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của xe cải tạo không vượt quá giá trị khối lượng toàn bộ theo thiết kế của nhà sản xuất xe (khối lượng toàn bộ của xe trước cải tạo), giá trị phân bố của khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất lên các trục không vượt quá tải trọng trục lớn nhất của nhà sản xuất và quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trước khi có quyết định nâng tải xe, các bạn cần đọc kỹ những quy định. Đồng thời tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, kỹ thuật viên trong các trạm xe để đảm bảo xe nâng xe tốt nhất mà không vi phạm quy định. 

Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Thông tư này, xe cải tạo nâng tải trọng xe phải lập hồ sơ thiết kế đáp ứng quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp xe có thay đổi về khối lượng bản thân, khối lượng hàng chuyên chở khác với chứng nhận đăng ký xe nhưng có các thông số kỹ thuật và hình ảnh phù hợp với giấy chứng nhận kiểm định được cấp ở lần gần nhất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không phải lập hồ sơ thiết kế cải tạo

2.1. Thủ tục nâng tải trọng của xe sau ngày Thông tư có hiệu lực

Đối với các xe cải tạo nâng tải trọng xe sau 1/1/2025 – ngày Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thì xe cải tạo nâng tải trọng xe phải lập hồ sơ thiết kế đáp ứng quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Thông tư này. Chủ xe có thể nộp trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận cải tạo gồm các giấy tờ phải nộp và xuất trình sau:

Giấy tờ phải nộp khoản 2 Điều 21 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chứng nhận cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Hồ sơ thiết kế cải tạo đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại mục A Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Ảnh chụp tại xưởng của cơ sở cải tạo gồm: 01 ảnh chụp tổng thể được chụp chéo góc khoảng 45 độ phía trước, 01 ảnh chụp chéo góc khoảng 45 độ phía sau góc đối diện của xe cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành của xe cải tạo; ảnh chụp kết cấu khung xương ở trạng thái chưa bọc vật liệu phủ của xe cơ giới đối với các trường hợp: cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người, cải tạo lắp mới thùng xe tải thành xe tải thùng kín (có hai mặt của vách thùng xe được bọc kín), xe tải bảo ôn, xe tải đông lạnh;
  • Biên bản kiểm tra, đánh giá xuất xưởng xe cải tạo (bản chính hoặc bản điện tử) của cơ sở cải tạo xe theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bảng kê các hệ thống, tổng thành thay thế của xe cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới trước cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành của xe sử dụng để cải tạo;
  • Văn bản chấp thuận sử dụng chung hồ sơ thiết kế xe cơ giới của cơ sở thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp xe cơ giới cải tạo được sử dụng chung hồ sơ thiết kế;
  • Bản chính phiếu cân khối lượng bản thân và phân bố khối lượng bản thân lên các trục của xe sau cải tạo được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng quy định về pháp luật đo lường (trừ các trường hợp nêu tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 20 Thông tư này);
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu xe theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người đi làm thủ tục chứng nhận cải tạo không phải là chủ sở hữu.

Giấy tờ phải xuất trình căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT bao gồm:

  • Giấy tờ về đăng ký xe gồm một trong các giấy tờ sau: bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản chính giấy hẹn cấp chứng nhận đăng ký xe;
  • Giấy chứng nhận kết quả kiểm định còn hiệu lực (bản sao hoặc bản điện tử) đối với thiết bị nâng hàng có sức nâng theo thiết kế từ 1.000 (kg) trở lên, thiết bị nâng người có chiều cao nâng lớn nhất lớn hơn 2,0 (m) xi téc chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 (bar) hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 (bar) theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

2.2. Thủ tục nâng tải trọng của xe trước ngày Thông tư có hiệu lực

Trong trường hợp xe nâng tải trọng có thay đổi về khối lượng bản thân, khối lượng hàng chuyên chở khác với chứng nhận đăng ký xe nhưng có các thông số kỹ thuật và hình ảnh phù hợp với giấy chứng nhận kiểm định được cấp ở lần gần nhất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không phải lập hồ sơ thiết kế cải tạo mà chủ xe chỉ cần nộp trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống trực tuyến các giấy tờ sau đây căn cứ theo điểm a, h, i khoản 1 Điều 21 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT:

  • Văn bản đề nghị chứng nhận cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản chính phiếu cân khối lượng bản thân và phân bố khối lượng bản thân lên các trục của xe sau cải tạo được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng quy định về pháp luật đo lường (trừ các trường hợp nêu tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 20 Thông tư này);
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu xe theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người đi làm thủ tục chứng nhận cải tạo không phải là chủ sở hữu.

Giấy tờ phải xuất trình căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT bao gồm:

  • Giấy tờ về đăng ký xe gồm một trong các giấy tờ sau: bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản chính giấy hẹn cấp chứng nhận đăng ký xe;
  • Giấy chứng nhận kết quả kiểm định còn hiệu lực (bản sao hoặc bản điện tử) đối với thiết bị nâng hàng có sức nâng theo thiết kế từ 1.000 (kg) trở lên, thiết bị nâng người có chiều cao nâng lớn nhất lớn hơn 2,0 (m) xi téc chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 (bar) hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 (bar) theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

3. Mức phạt nâng tải trọng xe trái phép

Theo điểm c khoản 16 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) sẽ bị phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Những lưu ý khi nâng tải xe để không vi phạm pháp luật

Nâng tải xe bản chất sẽ là sự thay đổi về kết cấu, hình dáng cũng như nguyên lý hoạt động của một số thông số kỹ thuật xe. Vì thế muốn nâng tải xe cần tuân thủ tiêu chuẩn, quy định chất lượng được đề ra.

  • Không tự ý cải tạo: Việc tự ý nâng tải trọng xe mà không tuân thủ quy trình trên có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng, bao gồm việc bị xử phạt hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Mọi hoạt động cải tạo phương tiện phải tuân thủ các quy định hiện hành để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
nâng tải trọng xe
nâng tải trọng xe

4. Câu hỏi thường gặp

Việc nâng tải trọng xe có hợp pháp không?
Việc nâng tải trọng xe chỉ hợp pháp khi được cơ quan chức năng phê duyệt và phương tiện phải được kiểm định lại sau khi cải tạo. Tự ý thay đổi mà không có sự chấp thuận có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Làm thế nào để nâng tải trọng xe hợp pháp?
Chủ phương tiện cần liên hệ với các cơ quan đăng kiểm hoặc các đơn vị có thẩm quyền để được tư vấn và thực hiện các thủ tục cần thiết. Sau khi cải tạo, xe phải được kiểm định lại và cập nhật thông tin trong giấy đăng kiểm.

Hậu quả của việc tự ý nâng tải trọng xe là gì?
Việc tự ý nâng tải trọng có thể dẫn đến mất an toàn giao thông, hư hỏng cơ sở hạ tầng đường bộ và bị xử phạt hành chính, bao gồm phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Nâng tải trọng xe có thể mang lại lợi ích kinh tế nhưng cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn giao thông và tránh các rủi ro pháp lý. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Nâng tải trọng xe là gì. Chủ phương tiện nên thực hiện đúng quy trình, liên hệ với cơ quan chức năng để được hướng dẫn và phê duyệt trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tải trọng của xe. 

Bài viết liên quan