Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu?

Bỏ chạy sau khi gây tai nạn giao thông là một hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người khác. Hành vi này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định pháp luật. Cùng tìm hiểu quy định Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu? Bài viết sau Pháp lý xe sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phạt lỗi này cũng như những điều bạn cần biết liên quan đến lỗi bỏ chạy.

lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu
lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

1. Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu?

Theo Điều 6 và Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt lỗi bỏ chạy sau tai nạn giao thông được quy định thì tùy theo việc người điều khiển xe là người thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông hay chỉ điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà mức xử phạt có sự khác nhau.

lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu
lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

1.1. Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu đối với xe máy 

Căn cứ theo điểm g khoản 4 và khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt lỗi bỏ chạy đối với xe ô tô là:

Hành vi Mức phạt lỗi bỏ chạy đối với xe ô tô Căn cứ
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng  điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng điểm c khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

1.2. Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu đối với xe ô tô: 

Căn cứ theo điểm g khoản 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì mức phạt lỗi bỏ chạy đối với xe ô tô là:

Hành vi Mức phạt lỗi bỏ chạy đối với xe ô tô Căn cứ
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng  điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khoản 8 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Vậy ngoài chấp hành mức phạt đối với việc gây tai nạn, người gây tai nạn hoặc có liên quan đến tai nạn bỏ chạy cũng phải chịu mức phạt đối với lỗi bỏ chạy theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người bỏ chạy có thể bị xét truy tố hình sự với mức phạt tù lên đến 10 năm căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015.

>>>> Xem thêm bài viết tại Đỗ xe sai quy định có bị giữ bằng không?

2. Quy định pháp luật về trách nhiệm của người dân sau tai nạn giao thông

Theo khoản 26 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến lỗi bỏ chạy sau tai nạn giao thông bao gồm: 

  • Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ để trốn tránh trách nhiệm; 
  • Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ
  • Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu
  • Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường bộ.

Theo quy định khoản 1 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải:

  • Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc UBND nơi gần nhất;
  • Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, UBND nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây theo quy định khoản 2 Điều 9 Luật này:

  • Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  • Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc UBND nơi gần nhất;
  • Tham gia bảo vệ hiện trường;
  • Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
  • Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Người bỏ chạy khỏi hiện trường sẽ bị xử phạt nghiêm khắc tùy mức độ vi phạm.

3. Các lỗi gây tai nạn giao thông thường gặp

Dưới đây là bảng liệt kê các lỗi gây tai nạn giao thông thường gặp cùng với mô tả lỗi gây tai nạn giao thông 

STT Lỗi vi phạm Mô tả lỗi
1 Không chấp hành tín hiệu giao thông Vượt đèn đỏ, không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.
2 Chạy quá tốc độ quy định Điều khiển xe vượt quá tốc độ giới hạn được phép trên đường.
3 Không giữ khoảng cách an toàn Xe đi quá gần xe phía trước, dẫn đến nguy cơ va chạm khi phanh gấp.
4 Chuyển làn không xi nhan Thay đổi làn đường mà không bật tín hiệu, gây bất ngờ cho các phương tiện khác.
5 Sử dụng rượu, bia khi lái xe Điều khiển phương tiện trong tình trạng say xỉn, giảm khả năng phản ứng.
6 Không đội mũ bảo hiểm Đối với người đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm gây nguy hiểm khi va chạm.
7 Sử dụng điện thoại khi lái xe Gây mất tập trung, dễ dẫn đến va chạm hoặc không kịp xử lý tình huống.
8 Lùi xe không quan sát Lùi xe tại khu vực đông người hoặc trên đường mà không kiểm tra kỹ.
9 Vượt ẩu Vượt sai quy định, như vượt ở nơi cấm vượt hoặc đường cong khuất tầm nhìn.
10 Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định Đỗ xe giữa đường, trên cầu, nơi cấm đỗ, gây cản trở giao thông.
11 Đi sai phần đường, làn đường Điều khiển xe đi vào làn ngược chiều hoặc phần đường dành cho phương tiện khác.
12 Không nhường đường tại nơi giao nhau Không nhường quyền ưu tiên cho xe từ bên phải hoặc xe ưu tiên.
13 Tăng tốc đột ngột tại giao lộ Tăng tốc khi đi qua ngã tư, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác.
14 Chở quá tải, quá số người quy định Xe tải chở hàng quá tải trọng hoặc xe máy chở nhiều người.
15 Thiếu kỹ năng điều khiển phương tiện Lái xe không thành thạo, không có giấy phép lái xe phù hợp.

>>>> Xem thêm bài viết tại Đỗ xe dưới lòng đường và liệu người đỗ xe gây tai nạn có phải chịu án phạt hay không

4. Câu hỏi thường gặp

Bỏ chạy khỏi hiện trường sau tai nạn có bị tương tự truy tố hình sự không?

Có. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc làm chết người, người bỏ chạy có thể bị truy tố hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015.

Trong trường hợp bỏ chạy nhưng người bị thương không thiệt hại nặng, có bị xử lý không?

. Vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định, vì bỏ chạy đã vi phạm quy định giao thông gây tai nạn.

Người chỉ có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có bỏ chạy khi xảy ra tai nạn được không?

Không. Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 phải giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho Công an, bệnh viện, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Bỏ chạy sau khi gây tai nạn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng mà còn phải đối diện với bị xử phạt nặng. Việc dừng lại, hỗ trợ người bị thương và khai báo với cơ quan chức năng là trách nhiệm mỗi công dân cần thực hiện. Hy vọng những thông tin mà Pháp lý xe cung cấp qua bài viết trên sẽ giải đáp cho độc giả hiểu được về thắc mắc Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu? Hãy luôn nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông để xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

 

Bài viết liên quan