Trên mỗi tuyến đường, chúng ta thường xuyên thấy người tham gia giao thông vượt đèn đỏ – lỗi vi phạm mà đa số mọi người đều phạm phải. Việc ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP không chỉ làm rõ thế nào là vượt đèn đỏ mà còn quy định mức xử phạt cụ thể giúp người tham gia giao thông hiểu rõ hơn về các quy định và hậu quả khi vi phạm. Cùng tìm hiểu về vấn đề này với Pháp lý xe trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Ngày 26/12/2024, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Theo đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Một số điểm mới của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP bao gồm: mức xử phạt vi phạm tăng lên so với mức xử phạt quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông và phạm vi điều chỉnh rộng hơn.
Việc ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP để bổ sung những thiếu sót, những quy định cải tiến với thực trạng giao thông hiện tại. Các nhà làm luật luôn nhìn nhận thực tế để thay đổi, bổ sung các quy định nhằm đảm bảo trật tự, an toàn cho người tham gia giao thông cũng như tạo nên một xã hội tuân thủ luật để không gây ra bất cứ hậu quả đáng tiếc nào.
Như vậy, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
>>> Tham khảo: Tổng hợp các quy định xử phạt vi phạm giao thông do Pháp lý xe tư vấn.
2. Định nghĩa vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Theo Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 quy định việc tuân thủ đèn tín hiệu giao thông là một trong những điều bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành. Theo đó, vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông trên các đoạn đường có được lắp đặt đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này vi phạm quy tắc giao thông, gây nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện giao thông khác, đặc biệt là khi có thể dẫn đến tai nạn. Lỗi vượt đèn gồm các hành vi như: điều khiển phương tiện vượt qua vạch dừng khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang đỏ hoặc tiếp tục di chuyển qua đoạn đường được lắp đặt tín hiệu giao thông dù chưa đến lượt di chuyển.
Đồng thời, Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt nghiêm ngặt đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
3. Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Căn cứ theo quy định cũ đã bị thay thế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ như sau:
- Đối với xe mô tô, gắn máy
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
- Đối với ô tô:
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000- 6.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng; từ 2- 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
- Đối với xe máy chuyên dùng
Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1- 3 tháng; từ 2- 4 tháng nếu gây tai nạn.
Đến ngày 01/01/2025, Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì quy định đã có những sự đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế của xã hội hiện nay. Cụ thể quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP về lỗi vượt đèn đỏ như sau:
Theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP xe ô tô, xe máy có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt như sau:
Lỗi vi phạm | Xe ô tô | Xe Máy | ||
Mức phạt | Điểm trừ GPLX | Mức phạt | Điểm trừ GPLX | |
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông | Từ 18.000.000 – 20.000.000 đồng | Trừ 4 điểm | Từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng | Trừ 4 điểm |
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mà gây tai nạn giao thông | Từ 20.000.000 – 22.000.000 đồng | Trừ 10 điểm | Từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng | Trừ 10 điểm |
Như vậy, theo quy định nêu trên, xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng, trường hợp gây tai nạn thì bị phạt từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ thì có thể bị phạt từ 18.000.000 – 20.000.000 đồng, trường hợp gây tai nạn có thể bị phạt từ 20.000.000 – 22.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định những hình phạt bổ sung được áp dụng dựa vào tính chất, mức độ vi phạm của người điều khiển phương tiện vi phạm. Cụ thể các hình phạt bổ sung bao gồm:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính là tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Tóm lại, lỗi vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, xử phạt vi phạm này bao gồm phạt tiền, trừ điểm giấy phép lái xe và các hình phạt bổ sung trong một số trường hợp được quy định.
>>> Đọc thêm: Lỗi vượt đèn đỏ có bị giữ bằng không? tại đây.
4. Câu hỏi thường gặp
Nếu tôi vượt đèn đỏ do không kịp dừng lại thì có bị phạt không?
Có. Dù có lý do là không kịp dừng lại, hành vi vượt đèn đỏ vẫn bị xử phạt nếu không có tình huống đặc biệt (như sự cố khẩn cấp). Người tham gia giao thông cần chủ động giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng khi đèn đỏ.
Có thể khiếu nại khi bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ không?
Có. Nếu bạn cho rằng việc xử phạt là sai hoặc không chính xác, bạn có quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nếu hành vi của bạn được ghi nhận qua camera giám sát hoặc có chứng cứ rõ ràng, việc khiếu nại sẽ gặp khó khăn.
Khi đèn giao thông chuyển sang đỏ, tôi có thể tiếp tục đi nếu tôi đã qua vạch dừng chưa?
Có thể. Nếu bạn đã vượt qua vạch dừng trước khi đèn đỏ sáng, bạn không vi phạm. Tuy nhiên, nếu bạn chưa qua vạch dừng mà vẫn tiếp tục di chuyển sau khi đèn đỏ sáng, bạn sẽ bị coi là vượt đèn đỏ.
Trong bối cảnh an toàn giao thông ngày càng được chú trọng, việc hiểu rõ thế nào là vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là vô cùng quan trọng để góp phần đảm bảo an toàn và trật tự giao thông. Pháp lý xe sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ qua số hotline của chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quy định mới được ban hành – Nghị định 168/2024/NĐ-CP.