Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông

Mỗi biển báo giao thông đều mang một ý nghĩa cụ thể, cung cấp thông tin quan trọng cho người tham gia giao thông về các quy định, yêu cầu, hoặc cảnh báo trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phạm vi hiệu lực của các biển báo giao thông. Để làm rõ về vấn đề này, bạn hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông
Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông

1. Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là một loại tín hiệu được sử dụng trên các tuyến đường, có hình thức là các bảng, cột hoặc dấu hiệu được đặt ở vị trí cụ thể để truyền đạt thông tin, chỉ dẫn, cảnh báo hoặc quy định cho người tham gia giao thông. Các biển báo này giúp hướng dẫn, điều khiển và đảm bảo an toàn cho phương tiện và người đi bộ trong quá trình lưu thông.

Căn cứ Điều 11 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định về ý nghĩa sử dụng của các nhóm biển báo như sau: 

  • Nhóm biển báo cấm: Dùng để biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
  • Nhóm biển hiệu lệnh: Dùng để báo các hiệu lệnh phải chấp hành, người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
  • Nhóm biển báo nguy hiểm: Dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
  • Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông.
  • Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Dùng để thuyết minh bổ sung nội dung cho các nhóm biển chính được liệt kê ở trên (biển cấm, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn).

Bên cạnh đó, các đối tượng chính mà biển báo giao thông điều chỉnh gồm: phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe tải,…), người tham gia giao thông (người đi bộ, người lái xe,…) và tình huống giao thông (làn đường, tín hiệu giao thông,…).

Như vậy, biển báo giao thông gồm nhiều loại biển báo với mục đích sử dụng khác nhau để áp dụng phù hợp trên các tuyến đường để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

2. Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định biển báo hiệu đường bộ là một trong những hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành trong quá trình điều khiển phương tiện lưu hành giao thông.

Do đó, mỗi cá nhân tham gia giao thông cần hiểu rõ phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông theo từng loại được nêu ở trên: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ để thuyết minh nội dung bổ sung cho biển chính. 

Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông được quy định như thế nào?
Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông được quy định như thế nào?

Theo đó, hiệu lệnh của các loại biển báo giao thông được ghi nhận tại Điều 15 Chương 1 Phần 2 Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT như sau:

  • Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
  • Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
  • Đối với biển báo được sử dụng độc lập, người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. 
  • Biển báo được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự sau được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau: 
  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Tín hiệu đèn giao thông;
  • Biển báo hiệu đường bộ;
  • Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
  • Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
  • Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Trên đây là phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông theo từng loại biển báo được sử dụng vào những mục đích khác nhau dẫn đến các biển báo đó sẽ có phạm vi hiệu lực khác nhau. 

>>> Tìm hiểu thêm về Ý nghĩa của biển báo giao thông hình thoi để hiểu rõ về hiệu lệnh biển báo.

3. Mức phạt vi phạm không tuân thủ biển báo giao thông

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm đối với lỗi không tuân thủ biển báo giao thông tùy theo các phương tiện vi phạm như sau:

3.1. Đối với xe ô tô

Căn cứ Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô khi không tuân thủ biển báo giao thông như sau:

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi thực hiện hành vi: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi: 
  • Quay đầu xe tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.
  • Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  •  Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi:
  • Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép.
  • Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 9, điểm đ khoản 11 Điều này, hành vi bị cấm đi vào công trình thủy lợi và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

3.2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy 

Căn cứ Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo giao thông như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi thực hiện hành vi: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi: 
  • Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.
  • Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. 
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

3.3. Đối với xe máy chuyên dùng

Căn cứ Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng khi không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo giao thông như sau:

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau: 
  • Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.
  • Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời hoặc tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7, điểm đ khoản 9 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
  • Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8, điểm đ khoản 9 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

3.4. Đối với xe đạp, xe đạp máy

Căn cứ Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy về lỗi không tuân thủ biển báo giao thông như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi thực hiện hành vi: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng khi thực hiện hành vi: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

3.5. Những người tham gia giao thông khác

  • Căn cứ Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện hành vi: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
  • Căn cứ Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng khi người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 11  Nghị định 168/2024/NĐ-CP. 

Các quy định trên trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã cho thấy rõ về mức xử phạt đối với từng phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo giao thông với các mức phạt khác nhau tùy vào mức độ vi phạm được quy định.

>>> Bạn có biết: Biển báo giao thông 5t là gì?

4. Câu hỏi thường gặp

Biển báo có thể thay đổi phạm vi hiệu lực không?

Có thể, nếu có biển báo bổ sung hoặc điều chỉnh được đặt ở gần đó. Một biển báo có thể chỉ rõ khu vực cụ thể mà nó áp dụng, hoặc thay đổi phạm vi hiệu lực tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng giao thông, công trình thi công, hoặc các tình huống khẩn cấp.

Biển báo có hiệu lực trong bao lâu?

Thời gian hiệu lực của biển báo giao thông phụ thuộc vào nội dung biển báo. Ví dụ, biển báo giới hạn tốc độ có thể có hiệu lực suốt quãng đường, trong khi biển báo tạm thời (như công trường) chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu không hiểu phạm vi hiệu lực của biển báo, tôi nên làm gì?

Nếu không chắc chắn về phạm vi hiệu lực của một biển báo giao thông, người tham gia giao thông nên thận trọng và tuân thủ theo các quy định chung hoặc hỏi thông tin từ cơ quan chức năng như cảnh sát giao thông để tránh vi phạm.

Qua bài viết trên, chúng ta cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ đúng hiệu lệnh trong phạm vi hiệu lệnh của biển báo giao thông để giảm thiểu tai nạn và tạo sự thuận lợi cho người tham gia giao thông. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về biển báo giao thông và các quy định liên quan, hãy liên hệ với Pháp lý xe qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Bài viết liên quan