Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao

Biển báo giới hạn chiều cao được thiết kế để kiểm soát chiều cao của các phương tiện khi lưu thông qua những nơi có không gian giới hạn, như hầm chui, cầu vượt, cổng, hoặc các công trình khác. Trong bài viết này, Pháp lý xe sẽ tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao và cung cấp thông tin chi tiết đến mọi người.

Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao
Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao

1. Biển báo giới hạn chiều cao là gì?

Biển báo Hạn chế chiều cao được quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ dùng để báo hạn chế chiều cao của xe. Biển có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định.

  • Kí hiệu: Biển số P.117 “Hạn chế chiều cao”
  • Hình dạng: Biển tròn, số liệu chiều cao được ghi giữa biển, đi kèm hai mũi tên chỉ lên và xuống (ví dụ: 3,5 m).
  • Ý nghĩa: Phương tiện có chiều cao từ mặt đất đến điểm cao nhất của xe (bao gồm cả hàng hóa) không được vượt quá giới hạn ghi trên biển.
  • Phạm vi áp dụng: Trước khu vực cầu vượt, hầm chui, hoặc các công trình có chiều cao hạn chế.

>>>> Xem thêm nội dung: Chạy quá tốc độ 50-55km tại Pháp lý xe để có thêm thông tin cần thiết

2. Chức năng của Biển báo giới hạn chiều cao

Biển báo giới hạn chiều cao có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công trình hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông, và hướng dẫn giao thông đúng quy định. Vậy những chức năng của Biển báo giới hạn chiều cao là gì?

  • Điều chỉnh giao thông theo kích thước phương tiện: Biển báo giúp kiểm soát và điều chỉnh phương tiện có chiều cao vượt quá giới hạn, đảm bảo các phương tiện phù hợp được phép lưu thông qua khu vực có không gian hạn chế.
  • Đảm bảo an toàn giao thông: Ngăn ngừa tai nạn do phương tiện có chiều cao lớn (như xe tải, xe container hoặc xe chở hàng hóa cồng kềnh) cố gắng di chuyển qua khu vực thấp (cầu, hầm chui, cổng), tránh va chạm và thiệt hại.
  • Bảo vệ công trình hạ tầng: Biển báo giới hạn chiều cao bảo vệ các công trình như: Cầu vượt; Hầm chui; Cổng chào; Công trình giao thông và kiến trúc khác,….Tránh hư hỏng hoặc sập đổ do phương tiện vượt quá chiều cao cố ý hoặc vô ý đi qua.
  • Hướng dẫn lái xe lựa chọn lộ trình phù hợp: Biển báo giúp người lái xe nhận biết trước chiều cao tối đa được phép. Nếu phương tiện không phù hợp, tài xế có thể thay đổi lộ trình để đi qua tuyến đường khác, phù hợp với chiều cao xe.
  • Góp phần duy trì trật tự giao thông: Khi các phương tiện tuân thủ biển báo giới hạn chiều cao, giao thông tại khu vực sẽ vận hành một cách an toàn, hiệu quả và giảm thiểu ùn tắc.
Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao
Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao

>>>>Xem thêm nội dung: Phạt nguội quá tốc độ tại Pháp lý xe để có thêm thông tin bổ ích nhé

3. Câu hỏi thường gặp

Cần lưu ý gì khi gặp biển báo giới hạn chiều cao?

  • Quan sát kỹ biển báo: Tài xế cần chú ý đến thông số trên biển báo và so sánh với chiều cao của phương tiện, bao gồm cả hàng hóa.
  • Kiểm tra trước khi di chuyển: Đặc biệt với các phương tiện tải trọng lớn, xe chở hàng hóa cồng kềnh, cần đo đạc và đảm bảo chiều cao của xe phù hợp với quy định tại khu vực.
  • Tuân thủ nghiêm túc: Vi phạm quy định về chiều cao có thể gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc thiệt hại lớn cho các công trình, dẫn đến các mức phạt hành chính hoặc hình sự.

Không tuân thủ biển báo giới hạn chiều cao có bị phạt không?

Có. Theo Khoản 4, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Nếu vi phạm bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Còn trường hợp của bạn, điều khiển xe cao 3,45m đi qua cầu có biển báo hạn chế chiều cao là 3,5m thì bạn sẽ không vi phạm lỗi gì cả, do chiều cao xe của bạn chưa vượt quá trị số ghi trên biển báo ( 3,45 < 3,5 ).

Việc tuân thủ biển báo không chỉ giúp tài xế tránh được các rủi ro tai nạn hay vi phạm pháp luật, mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản công cộng và an toàn cho cộng đồng. Pháp lý xe đã gửi đến bạn đọc bài viết: Tổng hợp biển báo giới hạn chiều cao, bạn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất có thể.

Bài viết liên quan