Vi phạm giao thông là điều không mong muốn, và việc nộp phạt là nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục này. Chính vì vậy, giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông ra đời, giúp người dân giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mẫu giấy ủy quyền này, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định và cách thức thực hiện.
1. Mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất 2024?
Đầu tiên, ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập ủy quyền.
Theo đó, ủy quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Đối với vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Như vậy, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông là người vi phạm ủy quyền cho một người khác để đại diện cho mình đi nộp tiền phạt vi phạm giao thông.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm .., tại …………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
– Ông: (1) …………………………….. Sinh năm: ………………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
– Cùng vợ là bà: ………………………….. Sinh năm:………….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………… cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
Bằng Giấy ủy quyền này, chúng tôi ủy quyền cho:
Ông/bà: ………………………….. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ………………. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
- NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Điều 1. Căn cứ ủy quyền (2) ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà ………………….…. có số CMND/CCCD/Hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thực hiện các công việc sau:
Điều 2. Phạm vi ủy quyền
– Ông/bà …………… được quyền thay mặt và đại diện cho chúng tôi (3)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………….
– Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, được đóng các loại thuế, phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.
Điều 3. Thù lao ủy quyền Giấy ủy quyền này (4)…… thù lao.
Điều 4. Thời hạn ủy quyền
Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông/bà …………… thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- CAM KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI ỦY QUYỀN
– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi công việc do ông ………………… nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành..….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…… bản chịu trách nhiệm thi hành./.
Giấy ủy quyền này được lập thành …. Bản chính, mỗi bên giữ …bản chính.
Người ủy quyền
(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
(2) Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.
(3) Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.
(4) Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao.
2. Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị phạt tiền thêm không?
Tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
…
Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau:
Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
…
Như vậy, đối với trường hợp khi người xử phạt vi phạm đã ra quyết định xử phạt đầy đủ mà người vi phạm nộp phạt vi phạm giao thông muộn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Cứ một ngày chậm nộp phạt thì người vi phạm sẽ nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền phạt.
3. Người vi phạm giao thông khó khăn đặc biệt về kinh tế có được hoãn nộp phạt không?
Căn cứ tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:
Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
Như vậy, đối với trường hợp người vi phạm giao thông khó khăn đặc biệt về kinh tế được hoãn nộp phạt.
Tuy nhiên phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi người vi phạm cư trú.
Lưu ý: Đối với trường hợp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh.
4. Câu hỏi thường gặp
Ai có thể làm chứng khi lập giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông?
Người làm chứng có thể là bất kỳ người nào đủ năng lực hành vi dân sự và không có quan hệ họ hàng với người ủy quyền hoặc người được ủy quyền.
Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của giấy ủy quyền không được quy định cụ thể trong pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lệ, nên quy định thời hạn rõ ràng và không quá dài.
Nơi nào nhận giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông?
Giấy ủy quyền thường được nộp tại cơ quan đã ra quyết định xử phạt hoặc tại các điểm thu phí, nộp phạt được chỉ định.
Hy vọng qua bài viết, Pháp lý xe đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Pháp lý xe nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com