Thủ tục, Hồ sơ thi bằng lái xe B2

Những người đang chuẩn bị thủ tục thi bằng lái xe B2 nhất định không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và quy trình thi để nhận bằng. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết Thủ tục, Hồ sơ thi bằng lái xe B2 như thế nào thì có thể tìm hiểu ngay sau đây. Bài viết cung cấp thông tin tham khảo, không hỗ trợ đăng ký thi bằng lái.

1. Điều kiện để tiến hành thủ tục thi bằng lái xe ô tô B2

Để làm thủ tục thi bằng lái xe B2, điều kiện bắt buộc với người đăng ký phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí quy định tại  Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hợp pháp hoặc đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam.

– Từ đủ 18 tuổi trở lên với hạng xe B2 (tính đến ngày dự thi sát hạch bằng lái xe), đủ điều kiện sức khỏe theo yêu cầu của bộ y tế, đủ trình độ văn hóa theo quy định;

– Đối với người có nhu cầu học để nâng hạng giấy phép lái xe ô tô có thể tham gia đào tạo trước nhưng sẽ chỉ được dự thi sát hạch khi đủ số tuổi theo quy định.

2. Hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô B2

Đối với những người đăng ký dự thi sát hạch bằng lái xe B2 lần đầu, cơ sở đào tạo bằng lái xe cần lập 01 bộ hồ sơ và trực tiếp gửi tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Bộ hồ sơ đăng ký học lái xe B2 của học viên bao gồm:

– Đơn đề nghị học và dự thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 7 đã ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT;

– Bản sao của một trong các loại giấy sau: Giấy chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng và có ghi số giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân đối với học viên là người Việt Nam; Hộ chiếu vẫn còn thời hạn đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;

– Bản sao sổ hộ chiếu còn có thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú/thẻ thường trú/chứng minh thư ngoại giao/chứng minh thư công vụ đối với người học là người nước ngoài;

– Giấy khám sức khỏe của người đăng ký học được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định.

– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo với những người dự thi sát hạch bằng lái xe hạng A4, B1, B2 và C;

– Danh sách đề nghị thi sát hạch của cơ sở đào tạo bằng lái xe có tên của người đăng ký dự thi sát hạch.

3. Lưu ý khi tiến hành thủ tục thi bằng lái xe 

Trong quá trình làm hồ sơ thi đăng ký học và thi bằng lái xe hạng B2, người học cần chú ý một số điểm sau:

– Ảnh thẻ để làm hồ sơ không được đeo kính, quần áo phải gọn gàng, mặc áo sơ mi có cổ, chân mày không chị che, không che tai và tóc buộc gọn.

– Người tham gia học và thi sát hạch lái xe ô tô B2 phải có điều kiện sức khỏe bình thường, không có dị tật ở chân, tay, cả 2 mắt không được cận quá 2 độ.

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bản sao phải rõ ràng, không bị mờ nhòe hoặc mất chữ

– Họ tên trong các giấy tờ và hồ sơ đăng ký phải được viết chữ in hoa, có dấu, không có dấu vết tẩy xóa hoặc viết đè lên, hạn chế làm bẩn giấy tờ.

4. Chi phí làm hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe B2 và lệ phí thi 

4.1. Chi phí làm hồ sơ

Chi phí chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký bằng lái xe B2 thường từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Tuy nhiên, học viên khi trước khi thi sát hạch bằng lái xe B2 cần tham gia đào tạo tại trung tâm được cấp phép với học phí giao động trong khoảng 5.000.000 – 9.000.000 đồng.

Khoản học phí này bao gồm các chi phí như: Đào tạo lý thuyết, hướng dẫn thực hành, phí thuê sân tập lái, phí tập lái xe… Tùy từng trung tâm đào tạo và điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, với đội ngũ giảng viên thì mức giá cụ thể có thể chênh lệch đôi chút.

Nhìn chung, học viên nên tham khảo kỹ các thông tin về các trung tâm đào tạo, cân nhắc và tham khảo những đánh giá về chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở hạ tầng, sân bãi… trước khi đưa ra quyết định lựa chọn trung tâm phù hợp.

4.2. Chi phí thi sát hạch bằng lái xe ô tô B2

Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC về Biểu mức thu phí thi sát hạch bằng lái hạng B2 cụ thể như sau:

– Phí sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lượt

– Phí sát hạch thực hành trên sân: 300.000 đồng/lượt

– Phí sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lượt.

5. Thủ tục cấp bằng lái xe B2

Sau khi học viên vượt qua tất cả những nội dung thi sát hạch lý thuyết và thực hành sẽ được công nhận đạt điều kiện và được cấp bằng lái xe ô tô hạng B2.

– Lệ phí cấp bằng phép lái xe hạng B2: 135.000 đồng/lượt.

– Thời gian được cấp bằng lái xe: Chậm nhất không vượt quá 10 ngày làm việc (không tính Thứ 7 và Chủ nhật), kể từ ngày hoàn thành kỳ thi sát hạch.

– Thời hạn hiệu lực của bằng lái xe B2: 10 năm kể từ ngày được cấp (theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

6. Câu hỏi thường gặp

Thi sát hạch bằng lái xe B2 bao nhiêu tiền?

Biểu mức thu phí thi sát hạch bằng lái hạng B2 được quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC cụ thể như sau:

  • Phí sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng.
  • Phí sát hạch thực hành: 300.000 đồng.
  • Phí sát hạch thực hành trên đường trường: 60.000 đồng.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe B2 là bao nhiêu năm?

Bên cạnh thắc mắc bằng B2 lái xe gì thì thời hạn sử dụng bằng hạng B2 cũng được nhiều người quan tâm. Theo Khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Do đó, người lái cần chú ý về thời hạn để đảm bảo không bị phạt khi tham gia giao thông. Nếu bằng B2 hết hạn, người lái có thể đến các cơ sở đào tạo lái xe để dự thi sát hạch lại theo quy định hoặc đổi bằng lái xe ô tô.

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Hạng bằng B2 B1 số tự động B1
Độ tuổi đăng ký thi 18 tuổi trở lên
Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp
  • Có thời hạn đến khi người lái đủ 60 tuổi (nam) và 55 tuổi nữ.
  • 10 năm kể từ ngày cấp với lái xe trên 50 tuổi (nam) và 45 tuổi (nữ).
Thời gian đào tạo 588 giờ bao gồm: lý thuyết 168 giờ và thực hành 420 giờ. 476 giờ bao gồm: lý thuyết 136 giờ và thực hành 340 giờ. 556 giờ bao gồm: lý thuyết 136 giờ và thực hành 420 giờ.
Đối tượng Cấp cho người hành nghề lái để điều khiển các loại xe:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

– Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

– Máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

Cấp cho người không hành nghề lái để điều khiển các loại xe:

– Ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho tài xế.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Cấp cho người không hành nghề lái để điều khiển các loại xe:

– Ô tô 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho tài xế.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

– Máy kéo kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

Bài viết liên quan