Việc xe taxi hoạt động không có phù hiệu là một hành vi vi phạm pháp luật giao thông nghiêm trọng. Mức phạt đối với lỗi này không hề nhỏ và có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho cả tài xế và chủ xe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định hiện hành và cụ thể mức phạt đối với lỗi xe taxi không có phù hiệu.
1. Phù hiệu có vai trò gì đối với hoạt động kinh doanh vận tải?
Phù hiệu xe là một mẫu tem được Bộ Giao thông vận tải ban hành buộc các chủ xe phải gắn vào phương tiện của mình. Nguyên tắc gắn phù hiệu phải nằm trên vị trí minh bạch, rõ ràng để cơ quan chức năng dễ dàng nhìn thấy. Nhiều phương tiện thường đặt phù hiệu tại lớp kính chắn phía trước hoặc mặt kính bên phải cánh cửa buồng lái.
Cập nhật lý do gắn tem và một số điều cần biết về mức phạt xe không có phù hiệu để chủ xe chấp hành đúng nguyên tắc do nhà nước ban hành. Những phương tiện có gắn phù hiệu mới được phép tham gia lưu thông trên đường. Quy định áp dụng cho tất cả dòng xe như xe container, xe khách, xe tải, xe bus, xe taxi…
Phù hiệu cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện. Thông tin trình bày rõ quá trình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động. Nhờ vào hệ thống tem nhãn mà cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện công tác quản lý hàng triệu phương tiện lưu thông trên đường. Từ đó dễ dàng kiểm soát các tình trạng sai phạm, ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc xảy đến cho xã hội.
2. Nguyên tắc cấp phù phù hiệu xe gồm những nội dung nào?
Đối với các công ty, tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa cần lưu ý những nội dung sau đây.
Lộ trình gắn tem phù hiệu theo nghị định Nhà nước
- Từ ngày 01/07/2015 – Các loại phương tiện như xe bus, xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc, rơ mooc buộc phải gắn phù hiệu xe mới được phép tham gia giao thông.
- Từ ngày 01/01/2016 – Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải lớn hơn 10 tấn buộc phải gắn phù hiệu để tham gia lưu thông trên đường.
- Từ ngày 01/07/2016 – Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 07 tấn đến dưới 10 tấn buộc phải gắn phù hiệu xe.
- Từ ngày 01/01/2017 – Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn được cấp tem phù hiệu mới có thể tham gia giao thông.
- Từ ngày 01/07/2018 – Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải nhỏ hơn 3,5 tấn buộc phải xin cấp phù hiệu để tham gia di chuyển trên đường.
Đối tượng vi phạm nguyên tắc gắn phù hiệu xe
- Phương tiện thuộc diện phải gắn phù hiệu nhưng không thực hiện đúng quy định hoặc chưa xin cấp phù hiệu theo thời gian công bố nghị định.
- Phương tiện có gắn tem phù hiệu nhưng không đúng vị trí niêm yết. (Vị trí gắn phù hiệu được quy định tại bộ phận kính xe).
- Phương tiện được cấp phù hiệu và gắn đúng vị trí nhưng phù hiệu đã hết giá trị sử dụng.
- Phương tiện sử dụng loại phù hiệu do tổ chức bên ngoài cung cấp, không thuộc cơ quan thẩm quyền cung cấp.
3. Mức xử phạt khi xe không có phù hiệu
Pháp luật nước Việt Nam quy định các loại xe hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải phải gắn phù hiệu xe. Nếu không chấp hành pháp lệnh thì cơ quan chức năng có quyền yêu cầu thẩm tra, xét duyệt và đưa ra mức phạt với đối tượng vi phạm. Do đó, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô có giấy phép kinh doanh vận tải cần lưu ý một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu.
Mức phạt đối với chủ sở hữu phương tiện
Đơn vị quản lý, chủ sở hữu các loại xe thuộc diện buộc phải gắn phù hiệu nhưng không chấp hành pháp lệnh bị phạt tùy vào mức độ sai phạm. Cụ thể:
- Cá nhân sở hữu phương tiện bị phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
- Tổ chức sở hữu phương tiện bị phạt từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
Mức xử lý hành chính cao nhất đối với chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải lên đến 17 triệu đồng. Quy định đã được cân nhắc kỹ lưỡng đối với sai phạm của chủ sở hữu phương tiện khi tiến hành giao xe cho cá nhân khác nhưng không có phù hiệu hoặc phù hiệu hết hạn.
Mức phạt đối với tài xế trực tiếp lái xe
Không chỉ chủ nhân có phương tiện vi phạm bị xử phạt hành chính mà người trực tiếp lái xe cũng phải chịu hình phạt đối với hành vi sai phạm của mình. Cụ thể:
- Cá nhân lái xe chở hành khách mà không gắn phù hiệu theo quy định từ Bộ giao thông vận tải bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
- Cá nhân sử dụng phương tiện có gắn phù hiệu nhưng phù hiệu không đúng chuẩn, hết giá trị sử dụng, phù hiệu không do sở giao thông vận tải địa phương cấp bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
- Cá nhân lái xe vận tải hàng hóa cỡ lớn như xe tải hoặc xe container không xin cấp phù hiệu, không gắn phù hiệu theo nguyên tắc, gắn phù hiệu hết thời hạn sử dụng, dùng phù hiệu được cấp từ tổ chức bên ngoài chứ không phải cơ quan thẩm quyền cung cấp. Hình phạt đối với các sai phạm nêu trên dao động từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng tùy theo mức độ.
Ngoài một số điều cần biết về mức phạt xe không có phù hiệu như trên, tài xế trực tiếp còn bị tước giấy phép lái xe từ 30 ngày đến 90 ngày. Phương tiện chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký gắn phù hiệu xe theo quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Quy định về mức xử phạt xe taxi không có phù hiệu
Việc gắn phù hiệu, tem mào cho xe taxi nhằm mục đích để các lực lượng cơ quan chức năng dễ dàng đưa vào quản lý tình hình kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như kiểm soát, phân luồng giao thông đúng đối tượng.
Căn cứ, Điều 23, Nghị định 46/2016/ NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người vi phạm về quy định vận tải đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a, Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, hàng dễ cháy nổ, động vật hoặc hàng hóa có ảnh hưởng đến hành khách
b, Chở người trên mui xe, nóc xe trong khoang hành lý của xe
c, Hành hung hành khách
d, Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ
đ, Điều khiển xe ô tô chở hành khách hoặc không gắn phù hiệu ( biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp
e, Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế hoặc không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Quy định xử phạt bổ sung đối với xe taxi không có phù hiệu
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện mà thực hiện các hành vi vi phạm sau còn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung. Đặc biệt với hành vi vi phạm tại Khoản 2, Khoản 4, vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở của phương tiện bác tài sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp chở vượt trên 100% số người được phép chở của phương tiện thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3-5 tháng.
6. Câu hỏi thường gặp
Tại sao xe taxi bắt buộc phải có phù hiệu?
- Phù hiệu xe taxi là một loại giấy tờ chứng nhận xe được phép hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.
- Nó giúp cơ quan quản lý dễ dàng nhận biết và kiểm soát các xe taxi, đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho hành khách.
- Ngoài ra, phù hiệu còn giúp phân biệt xe taxi với các loại xe khác.
Thời gian xử lý hồ sơ khi xin cấp phù hiệu xe taxi là bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương và số lượng hồ sơ cần xử lý. Thông thường, quá trình này mất từ vài ngày đến vài tuần.
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe taxi gồm những gì?
Đơn đề nghị cấp lại phù hiệu: Viết theo mẫu quy định của Sở Giao thông Vận tải.
Bản sao có công chứng:
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Trên đây là các thông tin liên quan đến Mức phạt đối với lỗi xe taxi không có phù hiệu. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đề nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com