Quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải

Ngành vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa và hành khách. Để đảm bảo hoạt động vận tải diễn ra an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật, nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định, trong đó có quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những Quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải.

Quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải

1. Người điều hành kinh doanh vận tải là gì?

Người điều hành kinh doanh vận tải là cá nhân đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp.

2. Quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải

Luật GTĐB 2008 quy định tiểu chuẩn đối với Người điều hành vận tải (viết tắt NDH) như sau: (Điều 67, khoản 1, điểm d):

Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

NĐ 86/2014/NĐ-CP cụ thể hóa quy định về NDH như sau: (Điều 13 khoản 4)

Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

ND10/2020/NĐ-CP (thay thế ND86,2014) tại điều 36 khoản 7 ghi như sau:

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Như vậy vẫn là điểm d, khoản 1 điều 67 Luật GTĐB 2008 (quy định NDH phải có trình độ chuyên môn về vận tải, nhưng giữa ND10/2020 và ND 86/2014 đã có sự khác biệt (Người có bằng Đại học, cao đẳng chuyên ngành KTKT khác không được coi là người có người có chuyên môn về vận tải nữa)

Bộ GTVT có CV số 4171/BGTVT-VT ngày 29/04/2020 hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan quy định tại ND10/2020 theo đó trình độ chuyên môn về vận tải của NDH thống nhất thực hiẹn như sau: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

3. Vai trò của người điều hành kinh doanh vận tải

Đại diện pháp luật: Người điều hành sẽ đại diện cho doanh nghiệp ký kết các hợp đồng, giao dịch liên quan đến hoạt động vận tải.

Quản lý điều hành: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động vận tải hàng ngày, từ việc quản lý đội xe, nhân viên cho đến việc lập kế hoạch tuyến đường, đảm bảo an toàn giao thông.

Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải.

Phát triển doanh nghiệp: Tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ đối tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

4. Trách nhiệm pháp lý của người điều hành kinh doanh vận tải 

Người điều hành kinh doanh vận tải có các trách nhiệm pháp lý chính như sau:

An toàn giao thông: Đảm bảo phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và người lái xe đủ điều kiện pháp lý.

Quản lý phương tiện: Bảo dưỡng, kiểm định định kỳ và sử dụng phương tiện đúng quy định.

Tuân thủ pháp luật: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tuân thủ luật giao thông và kinh doanh vận tải.

Hợp đồng vận tải: Đảm bảo hợp đồng rõ ràng, đúng luật và chịu trách nhiệm nếu có vi phạm.

Xử lý vi phạm: Chịu trách nhiệm khi xảy ra vi phạm pháp luật của nhân viên hoặc phương tiện.

Bảo vệ quyền lợi: Đảm bảo quyền lợi hành khách và đối tác, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

5. Câu hỏi thường gặp

Tại sao người điều hành kinh doanh vận tải cần phải có bằng cấp?

Việc có bằng cấp chứng tỏ người điều hành đã được đào tạo bài bản về các kiến thức chuyên môn liên quan đến vận tải, từ đó đảm bảo:

  • An toàn giao thông: Hiểu rõ các quy định về an toàn, giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn.
  • Quản lý hiệu quả: Biết cách quản lý đội xe, nhân viên, tuyến đường, tối ưu hóa chi phí.
  • Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định của nhà nước.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng dịch vụ vận tải.

Những loại bằng cấp nào được chấp nhận cho người điều hành kinh doanh vận tải?

Thông thường, người điều hành kinh doanh vận tải cần có một trong các loại bằng cấp sau:

  • Chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải: Đây là loại chứng chỉ phổ biến nhất, được cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo sơ cấp về vận tải.
  • Bằng trung cấp chuyên ngành vận tải: Những người có bằng trung cấp trở lên về các ngành liên quan đến vận tải cũng có thể làm người điều hành.
  • Bằng đại học: Những người có bằng đại học về quản lý logistics, giao thông vận tải, kinh tế,… cũng đáp ứng yêu cầu.

Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là bao lâu?

Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ thường được quy định cụ thể trong quy định của từng cơ quan cấp chứng chỉ. Thông thường, chứng chỉ có thời hạn từ 3-5 năm.

Trên đây là các thông tin liên quan đến Quy định về bằng cấp của người điều hành kinh doanh vận tải. Nếu có bất kì vấn đền nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan