Việc di chuyển bằng taxi mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi, doanh nghiệp phải đáp ứng những Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải bằng taxi. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều kiện đó, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh taxi được diễn ra một cách hợp pháp và an toàn.
1. Thế nào là kinh doanh vận tải bằng taxi?
Kinh doanh vận tải bằng taxi là hoạt động sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái) để vận chuyển hành khách theo yêu cầu của khách hàng. Khác với các phương tiện giao thông công cộng cố định tuyến, xe taxi có thể linh hoạt di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào mà khách hàng yêu cầu.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải bằng taxi
– Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe; Phù hiệu xe do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Phù hiệu riêng phải có mã code QR và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Trường hợp địa phương tự in ấn, phát hành phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện.
Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;
– Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
3. Thủ tục kinh doanh vận tải bằng xe taxi
Trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe taxi, tổ chức, cá nhân cần đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc đăng ký dưới mô hình Hợp tác xã/ Hộ kinh doanh tại UBND cấp huyện nơi hợp tác xã/hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Sau khi đã đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi thì tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp/Hợp tác xã/ Hộ kinh doanh chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính.
Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi của doanh nghiệp/hợp tác xã, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cho đơn vị.
4. Thời hạn giấy phép kinh vận tải bằng xe taxi
Trước đây, căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 01/04/2020) thì Giấy phép kinh doanh vận tải có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn.
Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 10/2020/NĐ-CP không còn quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không có quy định cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn.
5. Câu hỏi thường gặp
Xe taxi phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Xe taxi phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cụ thể, xe phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như: dây đai an toàn, đèn tín hiệu, còi báo hiệu, bình chữa cháy,…
Niên hạn sử dụng của xe taxi là bao nhiêu?
Niên hạn sử dụng của xe taxi thường được quy định cụ thể trong từng địa phương. Thông thường, xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất) tại các địa phương khác.
Xe taxi có được phép lắp đặt thêm thiết bị nào không?
Việc lắp đặt thêm thiết bị lên xe taxi phải tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải bằng taxi. Thủ tục này khác phức tạp vì thế nếu có bất kì vấn đền nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với Pháp Lý Xe để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Mail: phaplyxe.vn@gmail.com