60 câu hỏi điểm liệt thi lái xe B2

Trong quá trình học và thi bằng lái xe hạng B2, sự hiểu biết chặt chẽ về kiến thức lý thuyết đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Bộ câu hỏi lý thuyết thi bằng lái xe B2 không chỉ là một phần quan trọng mà còn được coi là chìa khóa mở cánh cửa cho việc thành công trong kỳ thi sát hạch. Hãy cùng điểm qua những điều quan trọng và hữu ích mà bộ 60 câu hỏi điểm liệt thi lái xe B2 mang lại cho người học lái xe.

60 câu hỏi điểm liệt thi lái xe B2
60 câu hỏi điểm liệt thi lái xe B2

1. Bộ câu hỏi điểm liệt thi bằng lái xe B2

Câu 1/ Phần của đường bộ đươc sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?

1 – Phần mặt đường và lề đường

2 – Phần đường xe chạy

3 – Phần đường xe cơ giới

Câu 2/ “Làn đường” là gì?

1 – Là một phần của phần đường xe chạy được chai theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.

2 – Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn

3 – Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe ô tô chạy an toàn

Câu 3/ Khái niệm “khổ giới hạn đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

1 – Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

2 – Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe được đi qua an toàn

3 – Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe được đi qua an toàn

Câu 4/ Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

1 – Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép

2 – Là bộ phận đươcng để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.

3 – Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

Câu 5/ “Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?

1 – Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động

2 – Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm

3 – Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ

Câu 6: Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây

1 – Là người điều khiển xe cơ giới

2 – LÀ người điều khiển xe thô sơ

3 – LÀ người điều khiển xe có súc vật kéo

Câu 7/ Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?

1 – Đường không ưu tiên

2 – Đường tỉnh lộ

3 – Đường quốc lộ

4 – Đường ưu tiên

Câu 8/ Khai niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

1 – Gồm ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô to ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng

2 – Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy(kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Câu 9/ Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

1 – Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

2 – Gồm xe đạp(kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng

3- Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ mo óc được kéo bơi xe ô tô, máy kéo

Câu 10/ “ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

1 – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

2 – Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng

3 – Cả ý 1 và 2

Câu 11/ “Người tham gia giao thông đường bộ” Gồm những đối tượng nào?

1 – Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham giao giao thông đường bộ

2 – Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường

3 – Cả ý 1 và ý 2

Câu 12/ “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?

1 – Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ

2 – Người điều khiển xe máy chuyên dùng thao gia giao thông đường bộ.

3 – Cả ý 1 và ý 2

Câu 13/ Khai niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào đúng?

1 – Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

2 – Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt

3 – Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắt giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt

Câu 14/ Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

1 – Là trạng thái đừng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác

2 – Là trạng thai đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc

3 – Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách

Câu 15/ Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

1 – Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác

2 – Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Câu 16/ Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

1 – Đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy đinh của luật giao thông đường bộ

2 – Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không được đi lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác

3 – Đường bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảo giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định

4 – Tất cả các ý trên

Câu 17/ Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

1 – Đỗ xe trên đường phố

2 – Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao

3 – Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, giương cầu, dải phân cách

4 – Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư

Câu 18/ Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?

1 – Không bị nghiêm cấm

2 – Bị nghiêm cấm

3 – Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường

4 – Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe

Câu 19/ Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

1 – Diễn ra trên đường phố không có người qua lại

2 – Được người dân ủng hộ

3 – Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Câu 20/ Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?

1 – Bị nghiêm cấm

2 – Không bị nghiêm cấm

3 – Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Câu 21/ Việc lái xe mô tô, ô tô, máy kéo ngay sai khi uống rượu, bia có được phép không?

1 – Không được phép

2 – Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn

3 – Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp

Câu 22/ Người điều khiển ô tô, mô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?

1 – Bị nghiêm cấm

2 – Không bị nghiêm cấm

3 – Không bị nghiêm cấm nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ có thể điều khiển được phương tiện giao thông

Câu 23/ Sử dụng rượu, bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào

1 – Chỉ bị nhắc nhở

2 – Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm

3 – Không bị xử lý hình sự

Câu 24/ Theo luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

1 – Người điều khiển: Xe ô tô, Xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy

2 – Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới

3 – Người đi bộ

4 – Cả ý 1 và ý 2

Câu 25/ Hành vi xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?

1 – Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ

2 – Không được phép

3 – Được phép tùy từng trường hợp

4 – Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình

Câu 26/ Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có nghiêm cấm hay không?

1 – Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp

2 – Không bị nghiêm cấm

3 – Bị nghiêm cấm

Câu 27/ Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thé nào?

1 – Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng

2 – Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đâm

3 – Không vượ quá tốc độ cho phép

Câu 28/ Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?

1 – Đi về phía bên trái

2 – Đi về phía bên phải

3 – Đi ở giữa

Câu 29/ Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?

1 – Đi ở làn đường phải trong cùng

2 – Đi ở làn phái bên trái

3 – Đi ở làn giữa

4 – Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác

Câu 30/ Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dóc có bị nghiêm cấm hay không?

1 – Không bị nghiêm cấm

2 – Không bị nghiêm cấm khi rất vội

3 – Bị nghiêm cấm

4 – Không bị nghiêm cấm khi khẩn cẩn

Câu 31/ Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?

1 – Từ 22 giờ đén 5 giờ sáng

2 – Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ

3 – Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau

Câu 32/ Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?

1 – Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước

2 – Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường

3 – Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn chiếu pha gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.

4 – Đèn chiếu gần (đèn cốt)

Câu 33/ Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới có được phép hay không?

1 – Được phép

2 – Không được phép

3 – Được phép tùy theo trường hợp

Câu 34/ Trong trường hợp đặc biết, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn khác thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?

1 – Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp

2 – Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền

3 – Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp

Câu 35/ Việc sản xuất, mau bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?

1 – Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số

2 – Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số

3 – Nghiêm cấm sản xuất, mua bán sử dụng trái phép

Câu 36/ Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?

1 – Trên cầu hẹp có một làn xe. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

2 – Trên cầu có từ 02 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên.

3 – Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt.

Câu 37/ Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?

1 – Được phép

2 – Không được phép

3 – Tùy từng trường hợp

Câu 38/ Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?

1 – Không được phép

2 – Được vượt khi đang trên cầu

3 – Được phép vượt khi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông

4 – Được vượt khi đảm bảo an toàn

Câu 39/ Bạn đnag lái xe phía trước có một xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên có được phép vượt hay không?

1 – Không được vượ

2 – Được vượt khi đang trên cầu

3 – Được phép vượt khi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông

4 – Được vượt khi đảm bảo an toàn

Câu 40/ Người lái xe không được quay đầu xe trong các trường hợp nào dưới đây?

1 – Ở phần đường dành cho người đi bọ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

2 – Ở phía trước hoặc phía sau của phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên đường quốc lộ, tại nơi đường bộ giao giao nhau không cùng mức với đường sắt.

3 – Cả ý 1 và ý 2

Câu 41/ Bạn đang lái xe trong khu dân cư, có đông xe qua lại, nếu muốn quay đầu xe bạn cần làm gì để tránh lại, nếu muốn quay đầu xe bạn cần làm gì để tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông?

1 – Đi tiếp đến điểm giao cắt gần nhất hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe

2 – Bấm đèn khẩn cấp và quay đầu xe từ từ bảo đảm an toàn

3 – Bấm còi liên tục khi quay đầu xe để cảnh báo các xe khác

4 Nhờ một người ra hiệu giao thông trên đường Chậm lại trước khi quay đầu xe

Câu 42/ Người lái xe không được lùi xe ở những khu vực nào dưới đây?

1 – Ở khu vực cho phép đỗ xe

2 – Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

3 – Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

4 – Cả ý 2 và ý 3

Câu 43/ Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không?

1 – Đường dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết

2 – Không được dừng xe, đỗ xe

3 – Được dừng xe, không được đỗ xe

Câu 44/ Khi xe đã kéo 1 xe hoặc xe đã kéo 1 rơ moóc, bạn có được phép kéo thêm xe (kể cả xe thô sơ) hoặc rơ moóc thứ hai hay không?

1 – Chỉ được thực hiện trên đường quốc lộ có hai làn xe một chiều

2 – Chỉ được thực hiện trên đường cao tốc

3 – Không được thực hiện ban ngày

4 – Không được phép

Câu 46/ Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép không?

1 – Được phép

2 – Tùy trường hợp

3 – Không được phép

Câu 47/ Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?

1 – Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy

2 – Buông một ta; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hóa; để chân chạm xuống đất khi khởi hành

3 – Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thoogn đường bộ

4 – Chở người ngôi sau dưới 16 tuổi

Câu 48/Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

1 – Được mang vác, tùy trường hợp cụ thể

2- Không được mang vác

3 – Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn

4 – Được mang vác tùy theo sức khỏe của bạn

Câu 49/ Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương thiện khác không?

1 – Được phép

2 – Được bám trong trường hợp phương tiện của mìn bị hỏng

3 – Không được phép

Câu 50Câu 50. Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A.Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ
B. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ
C. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe
51. Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A. Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ
B. Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ
C. Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ
52. Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A. Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu
B. Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua
C. Cả ý 1 và ý 2
53. Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
A. Nhả bàn đạp ga, đạp ly hợp (côn) hết hành trình, đạp mạnh phanh chân để giảm tốc độ
B. Về số thấp phù hợp, nhả bàn đạp ga, kết hợp đạp phanh chân với mức độ phù hợp, để giảm tốc độ
C. Nhả bàn đạp ga, tăng lên số cao, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ
54.Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?
A. Quan sát tình hình giao thông phía trước và sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô
B. Mở cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô
C. Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô
55. Khi điều khiển ô tô có hộp số tự động đi trên đường trơn trượt, lầy lội hoặc xuống dốc cao và dài, người lái xe để cần số ở vị trí nào để đảm bảo an toàn?
A. Về số thấp, kết hợp phanh chân để giảm tốc độ
B. Giữ nguyên tay số D, kết hợp phanh tay để giảm tốc độ
C. Về số N (số 0), kết hợp phanh chân để giảm tốc độ
56. Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào?
A.Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng
B.Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn chiếu gần
C.Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước
57. Người lái xe được dừng xe, đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc trong trường hợp nào dưới đây?
A. Xe gặp sự cố, tai nạn, hoặc trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường
B. Để nghỉ ngơi, đi vệ sinh, chụp ảnh, làm việc riêng
C. Cả ý 1 và ý 2
58. Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe số tự động cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A. Nhả bàn đạp ga, về số thấp (sử dụng số L hoặc 1, 2), đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ
B. Nhả bàn đạp ga, về số không (N) đạp phanh chân và kéo phanh tay để giảm tốc độ
59.Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, người lái xe phải xử lý như nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Giảm tốc độ, nhường đường cho xe trên đường chính từ bất kì hướng nào tới
B. Nháy đèn, bấm còi để xe đi trên đường chính biết và tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính
C. Quan sát xe đang đi trên đường chính, nếu là xe có kích thước lớn hơn thì nhường đường, xe có kích thước nhỏ hơn thì tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính
60. Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?
A. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc
B. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc
C. Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc

2. Cấu trúc đề thi lái xe B2

Cấu trúc của đề thi lái xe hạng B2 như sau:

Ô tô hạng B2:
Điểm Cần Đạt: Thí sinh cần đạt 32 điểm trong tổng số 35 câu hỏi.
Thời Gian: Thời gian làm bài là 22 phút.
Câu Hỏi và Điểm:
Mỗi đề thi sẽ chứa các câu hỏi có từ 2 đến 4 ý trả lời.
Chỉ có một ý trả lời là đúng nhất trong mỗi câu hỏi.
Trong tổng số câu hỏi, có một câu được chọn làm câu hỏi điểm liệt.
Nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi điểm liệt, họ sẽ bị mất quyền sát hạch.
Điểm Liệt và Các Câu Khác:
Trong mỗi đề thi, có một câu được coi là câu hỏi điểm liệt.
Các câu hỏi còn lại mỗi câu được tính 01 điểm.

3. Cách ôn tập hiệu quả cho kỳ thi lái xe B2

Bước 1: Luyện Trước Bộ 60 Câu Hỏi Điểm Liệt

Trước hết, tập trung ôn tập bộ 60 câu hỏi điểm liệt, vì đây là những câu hỏi có thể đưa bạn trượt ngay nếu trả lời sai. Hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên từ bộ 60 câu hỏi này, giúp bạn làm quen với các tình huống đặc biệt và tăng khả năng đáp ứng đúng trong kỳ thi.
Bước 2: Luyện Thi Theo Bộ Đề
Tiếp theo, hãy tiến hành làm từng đề một trong bộ đề cố định. Bắt đầu từ đề số 01 và tiếp tục cho đến đề số 20.
Với mỗi đề thi, làm và làm lại nhiều lần. Nếu bạn không đạt điểm lần đầu, tiếp tục làm lại cho đến khi đủ điểm đạt.
Tập trung vào từng câu hỏi và hiểu rõ lý do bạn trả lời sai. Điều này giúp bạn củng cố kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài.
Quan sát và xác định những điểm yếu cá nhân để ôn tập đặc biệt.
Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng làm bài, tăng cơ hội đạt điểm cao trong kỳ thi lái xe hạng B2.

4. Thời hạn của giấy phép lái xe b2

Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe B2 như sau:
– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, thời hạn của bằng lái xe B2 là 10 năm kể từ ngày cấp.

5. Các câu hỏi thường gặp

1. Câu hỏi: Tại sao có 60 câu hỏi điểm liệt trong bài thi lý thuyết lái xe B2?

Trả lời: 60 câu hỏi điểm liệt được thêm vào để đánh giá khả năng của người thi trong các tình huống giao thông nguy hiểm và đảm bảo an toàn khi tham gia vào lưu thông.

2. Câu hỏi: Có một câu trả lời sai, tôi có đậu kỳ thi lý thuyết không?

Trả lời: Không, chỉ cần một câu trả lời sai trong số 60 câu hỏi điểm liệt sẽ khiến bạn trượt kỳ thi lý thuyết lái xe B2, dù có đạt điểm cao ở các câu khác.

3. Câu hỏi: Có cách nào để tránh bị trượt vì câu hỏi điểm liệt?

Trả lời: Để tránh bị trượt, hãy ôn tập chặt chẽ những tình huống giao thông đặc biệt, những quy định mới và làm quen với các biển báo cảnh báo, những hành vi cấm trên đường.

4. Câu hỏi: Những tình huống nào thường xuyên xuất hiện trong câu hỏi điểm liệt?

Trả lời: Câu hỏi điểm liệt thường liên quan đến vi phạm quy tắc giao thông nghiêm trọng như việc vượt đèn đỏ, lái xe sau khi uống rượu, và các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác trên đường.

Cuộc sống hàng ngày ngày càng đòi hỏi sự an toàn và chủ động khi tham gia giao thông. Việc ôn tập và hiểu rõ bộ câu hỏi lý thuyết 60 câu hỏi điểm liệt thi bằng lái xe B2 không chỉ giúp học viên vượt qua kỳ thi một cách suôn sẻ mà còn tạo nền tảng kiến thức vững chắc, giúp họ trở thành tài xế có ý thức và kỹ năng lái xe xuất sắc trên đường. Pháp Lý Xe xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 7790 7790

Mail: phaplyxe.vn@gmail.com

Bài viết liên quan